Các bước vận hành, kiểm tra hệ thống Water Chiller (P2)

14:08 - 22/06/2021 1032

hệ thống Water Chiller lớn như này cần phải có một đội ngũ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm. Bài viết dưới đây ANH KHANG sẽ cùng bạn tìm hiểu về các quy trình vận hành của hệ thống Water Chiller nhé

Xây dựng nhà máy sản xuất điện tử và vi mạch cần lưu ý gì?
Thẩm định hệ thống nước tinh khiết cao cấp như thế nào?
Top những rủi ro lớn nhất đối với phòng sạch chất bán dẫn
Giới hạn các chất gây ô nhiễm trong phòng sạch
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 trong phòng sạch sản xuất thực phẩm

Các bước vận hành, kiểm tra hệ thống Water Chiller (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của bài viết, bài viết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hệ thống Water Chiller cùng với Anh Khang ME nhé.

Hệ thống water chiller

>>> Có thể bạn quan tâm: So sánh công nghệ lọc khí phòng sạch hepa và ulpa

ĐIỀU CHỈNH NĂNG SUẤT LẠNH CỦA HỆ THỐNG WATER CHILLER.

Cài đặt các thông số nhiệt độ nước vào và nước ra của bình bay hơi, nhiệt độ vào và ra của bình ngưng, cài đặt nhiệt độ Setpoint cho Chiller - ở nhiệt độ này thì chúng ta có thể set thấp hơn hay cao hơn một chút để có thể điều chỉnh năng suất lạnh cho phù hợp.

Điều chỉnh van cân bằng tại các ngã, các nhánh chia vào các dãy phòng hay vào từng phòng đề chia đều lưu lượng nước lạnh vào từng FCU, PAU, từ đó làm thay đổi độ lạnh của không khí trong phòng, làm năng suất lạnh phù hợp.

PHÁT HIỆN HƯ HỎNG, SỰ CỐ TRONG CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.

Một số các sự cố thường hay xảy ra đối với hệ thống Water Chiller

Khi khởi động hệ thống Water Chiller để chạy thử tải, cử người đi tới các phòng mở các van trên đường ống nước (tại nắp thăm trần) và kiểm tra xem có bị rò rỉ tại các khớp nối, khớp nối van hay không, cần phải phân biệt rõ giữa sự đọng sương và sự rò rỉ nước. Ngoài ra cần chú ý quan sát tại các vùng có ống nước chảy qua để xem có bị rò rỉ hay không, nếu bị rò rỉ thì sẽ làm thấm ướt trần giả ngay tại vị trí đó, từ đó có biện pháp khắc phục ngay nhằm tránh nước làm hỏng trần giả.

Tại các FCU, PAU (hãng KASUNAIR) đều có một đường bybass ngay tại đầu hồi về của nước lạnh, mở khóa đường bybass đó để kiểm tra xem nước có chảy ra không và đổ chảy ra có mạnh hay không để từ đó xác định xem nước có cấp được tới FCU, PAU đó hay không, lưu lượng có mạnh hay không.

Các lỗi mà nước không chảy ra từ đường bypass

Các van trước khi vào và ra khỏi FCU, PAU, các van ở phía đầu của nhánh chưa mở => cần kiểm tra và mở các van.

Có thể hệ thống đường ống bị tắc ngẽn ở đâu đó , do rong quá trình thi công, trong hệ thống đường ống có nhiều cáu bẩn, rác nên nó đã mắc lại ở các phin lọc chữ y => cần kiểm tra và tháo phin lọc ra kiểm tra, kiểm tra xem ngoài phin lọc ra còn có bị tắc ở khúc nào trên đường ông nữa hay không nếu như phin lọc sạch sẽ.

Có thể do chọn bơm thiếu cột áp hay tổn thất đường ống quá lớn (bị rò rỉ, bị khe hẹp của khớp nối cản trở nếu khớp nối đó có quá nhiều may dớ) khiến nước không thể tới FCU được => kiểm tra kỹ lưỡng và khắc phục.

Có thể do lỗi từ nhà sản xuất nghĩa là FCU, PAU đã bị lỗi ngya từ đầu, các đường ống đồng trong Coil lạnh bị tắc nghẽn vì một lý do gì đó trong quá trình sản xuất – nhưng trường hợp này khó sảy ra vì trong quá trình thi công lắp FCU, PAU thì đã test đường ống nước chi FCU rồi.

Có thể trong đường ống có nhiều khí làm cho nước tới FCU yếu đi hoặc không tới nổi thì cần phải chờ một thời gian vận hành thử tải để các khí đó sẽ được thoát ra ở các van xả khí tự động (AAC), thì lúc đó mình kiểm tra mới cho kết quả khả quan được.

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội