Một thập kỷ đáng báo động về môi trường [2010 - 2019]

10:10 - 08/01/2020 360

Mức độ sạch không khí cho nhà máy phòng sạch điện tử
Sản xuất kính cường lực điện thoại có cần phòng sạch không?
Hướng dẫn sử dụng airlock trong phòng sạch theo GMP EU
Tư vấn chi tiết quy trình sản xuất thuốc tiêm truyền
Cách loại bỏ mầm bệnh trong hệ thống nước tinh khiết

Báo động về môi trường - Giai đoạn 2010-2019 khép lại bằng việc Từ điển Oxford chọn “climate emergency” - “tình trạng khẩn cấp khí hậu” - là từ của năm 2019, thể hiện mối quan tâm của con người đến biến đổi khí hậu. Thập kỷ vừa qua là quãng thời gian con người vừa thích nghi với những hệ quả của biến đổi khí hậu, vừa vụng về tìm cách bảo vệ tương lai trước khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ hơn.

Theo dữ liệu được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố đầu tháng 12-2019, thập kỷ 2010 là thập kỷ nóng nhất của Trái đất kể từ khi dữ liệu nhiệt độ bắt đầu được thu thập vào thế kỷ 19. Kể từ những năm 1980, nhiệt độ trung bình của thập kỷ sau luôn cao hơn thập kỷ trước.

WMO cũng nhận thấy rằng 5 năm gần nhất tính từ hiện tại là quãng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận. Kể từ đầu năm nay, nhiệt độ toàn cầu đã cao hơn 1,1oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, biến 2019 thành năm nóng thứ 3 trong lịch sử.

Mức độ nóng lên như vậy là rất đáng chú ý vì theo Thỏa thuận khí hậu Paris 2015, các quốc gia cam kết giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2oC và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5oC tính đến năm 2030. Báo cáo của WMO cho thấy nhiều điểm nóng trên thế giới đã tăng quá 2oC.

Điều đáng chú ý của năm nay chính là hiện tượng El Nino ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương không hoạt động mạnh mẽ như giai đoạn 2015-2016. Thông thường, những năm nóng nhất thập kỷ sẽ đi kèm với sự hoạt động của El Nino, nhưng năm 2019 thì không. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu (do con người gây ra) là yếu tố làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Theo AKME: Nạn cháy rừng, mực nước biển dâng cao và vấn đề rác thải nhựa là những báo động về môi trường trong thập kỷ qua. 

Những con số đáng báo động về môi trường

WMO ghi nhận khí thải nhà kính do con người tạo ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động nông nghiệp và vận tải hàng hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Đại dương, nơi hấp thụ 90% lượng nhiệt từ khí nhà kính, đang nóng lên từng ngày. Năm 2012, diện tích lớp băng ở Bắc Cực đã giảm xuống chỉ còn 3,39 triệu km2 - mức thấp nhất từng được ghi nhận, theo The Washington Post.

Vấn đề báo động về môi trường thập kỷ qua

Nạn cháy rừng và mực nước biển dâng cao là những nét chính của tình hình khí hậu, môi trường thập kỷ

Ước tính, mỗi ngày đảo Greenland mất đi 11 tỉ tấn băng tan trôi ra đại dương, tương đương thể tích của 4,4 triệu bể bơi chuẩn Olympic. Bên cạnh đó, nồng độ axit trong các đại dương cũng cao hơn 25% so với 150 năm trước, đe dọa môi trường sống không chỉ của sinh vật biển mà còn của con người.

Băng tan gây ra nước biển dâng. Mực nước biển đã liên tục tăng trong suốt thập kỷ 2010, với tốc độ 3mm/năm theo nghiên cứu công bố năm 2018 trên tập san PNAS của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, khiến hàng tỉ người sống ven biển sẽ chịu cảnh ngập lụt hoặc di dời và các quốc gia sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền để khắc phục hậu quả.

Biến đổi khí hậu - Ô nhiễm nhựa

Các nhà khoa học đã liên kết hiện tượng nóng lên toàn cầu với tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc hơn của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Trước đây, rất khó để quy kết biến đổi khí hậu là nguyên nhân của các cơn bão.

Các tiến bộ khoa học trong thập kỷ vừa qua đã cho thấy câu trả lời báo động về môi trường. Chẳng hạn, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng lượng mưa trong cơn bão Harvey đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 đã tăng thêm ít nhất 15% do biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Thế giới báo động về môi trường thập kỷ qua

Thế giới quan tâm hơn vấn đề rác thải nhựa

Trong khi nhiều nơi ngập lụt, các nơi khác lại gặp hạn hán và cháy rừng. Bang California, Mỹ đã phải hứng chịu cơn hạn hán nghiêm trọng kéo dài 7 năm, từ 27-12-2011 tới ngày 5-3-2019. Tệ hơn, nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng mức độ nghiêm trọng của hạn hán tại California vào thời điểm đó tệ hơn 20% do biến đổi khí hậu.

Những trận cháy rừng kinh hoàng ở quốc gia phương Tây và trên thế giới vào cuối thập kỷ này cũng đã nâng cao nhận thức về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và các yếu tố gây cháy rừng như hạn hán và nạn phá rừng.

Trong những năm qua, sự quan tâm của công chúng đối với biến đổi khí hậu được coi là báo động về môi trường đã gia tăng nhanh chóng. Vào năm 2010, có 59% người trưởng thành ở Mỹ tin hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra, dựa trên khảo sát của Đại học Yale. Năm nay, con số này là 67%. Năm 2009, chỉ có 31% người cho rằng biến đổi khí hậu sẽ tác động xấu đến họ, đến nay số người tin vào điều đó đã là 42%.

Ý thức đã nâng cao tuy nhiên vẫn còn đó nhiều bất đồng về bước hành động và chi tiêu bao nhiêu. Chẳng hạn, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama đã tham gia Thỏa thuận khí hậu Paris (COP25) nhằm hạn chế phát thải nhà kính.

Nhưng chưa đầy một năm sau đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi COP25, và thậm chí còn bày tỏ hoài nghi trước nguyên nhân và tác động của biến đổi khí hậu.

Một vấn nạn môi trường không kém phần nghiêm trọng và được nhắc đến liên tục trong thập kỷ vừa qua là ô nhiễm nhựa trên các đại dương. Nhựa mất từ 450-1.000 năm để phân hủy, có nghĩa là mảnh nhựa đầu tiên được tạo ra vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay.

Và ước tính, mỗi năm có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới từ các vùng ven biển. Số nhựa khổng lồ đó đã gây hại nghiêm trọng cho các sinh vật biển và môi trường biển, khiến những bờ biển tràn ngập nhựa, những sinh vật biển mắc kẹt trong nhựa và chết vì ăn phải bao bì, túi nilông, rác thải nhựa.

Ô nhiễm nhựa là vấn đề lớn báo động về môi trường ô nhiễm, mang lại một nguy cơ khác chính là hạt vi nhựa (mảnh nhựa hoặc hạt có kích thước dưới 5mm). Các loại hạt này được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm dùng hằng ngày như sữa rửa mặt, sữa tắm, một số mỹ phẩm (son, mascara, sơn móng tay...), kem đánh răng.

Và vì có kích thước nhỏ, chúng dễ dàng lọt qua hệ thống xử lý nước thải rồi tiến thẳng ra biển, nơi chúng tồn tại dai dẳng hàng trăm năm không bị phân hủy. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh vật biển không thể phân biệt giữa thức ăn và hạt vi nhựa. Chúng ăn vào hoặc hấp thụ hạt vi nhựa qua da, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hành động thiết thực để chống báo động về môi trường

Nếu có một sự thay đổi tích cực lớn nhất trong thập kỷ qua về vấn đề môi trường, thì đó chính là sự thay đổi nhận thức về các vấn đề báo động về môi trường.

Nửa cuối thập kỷ, chúng ta chứng kiến phong trào tẩy chay mạnh mẽ đồ nhựa dùng một lần trên phạm vi thế giới và ngay ở Việt Nam. Người người nhà nhà chuyển từ ống hút nhựa sang ống hút giấy, gạo; dùng túi vải đi chợ thay túi nilông. Ở mức độ lớn hơn, nhiều chính phủ đã ban hành luật cấm dùng đồ nhựa và quy chế tái chế rác thải nhựa.

Ở lĩnh vực năng lượng, liên tiếp các vụ kiện nhắm vào các công ty nhiên liệu hóa thạch, buộc họ phải chịu trách nhiệm về việc làm nóng hành tinh và che đậy bằng chứng. Bên cạnh đó, thế giới chứng kiến cuộc đua sử dụng năng lượng tái tạo, từ sự phổ biến của những tấm pin năng lượng mặt trời, những tuôcbin gió đến những chiếc xe điện đang chạy trên đường với giá thành ngày một dễ chịu hơn.

=> Có thể bạn chưa biết: http://akme.com.vn/thuc-pham-sach-can-sach-tan-goc.html

Các nhà khoa học cũng nhập cuộc tạo ra thịt làm từ thực vật, hay còn gọi là thịt giả (fake meat), nhằm thay thế thịt động vật trong tương lai. Ngoài lý do sức khỏe, ngành chăn nuôi tạo ra thịt động vật cũng tiêu tốn một lượng nước sạch không hề nhỏ và tạo ra hàng tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Các sản phẩm thịt giả như hamburger nhân thịt giả, xúc xích heo giả, thịt gà giả nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng Mỹ, không chỉ bởi có lợi cho môi trường mà chúng còn thực sự rất ngon, mùi vị không khác gì thịt thật.

Hãy cùng chung tay thực hiện để những vấn đề báo động về môi trường không còn là nỗi đe dọa đến sự sống của nhân loại. AKME đang thực hiện điều đó! Còn bạn thì sao? 

 

Akme.com.vn