Thị trường nguyên liệu dược phẩm với hàng loạt vụ nhập lậu

13:37 - 26/09/2020 320

Ủy ban Codex quốc tế ban hành tài liệu tiêu chuẩn chung Codex về Phụ gia thực phẩm Codex Standard 192-1995 (phiên bản 2023)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Công văn số 797/QLD-CL về việc công bố kết quả đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài (Đợt 35)

Là 1 trong 15 quốc gia trên thế giới có định vị bản đồ dược liệu với những cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến 75% nguyên liệu làm thuốc từ nước ngoài, chưa kể hàng loạt vụ nhập lậu trái phép thuốc đông y trị giá hàng tỷ đồng bị phát hiện mỗi năm.

“Điểm mặt” các vụ nhập lậu thuốc đông y

Trung bình mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 60 nghìn tấn dược liệu các loại vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Nguồn lược liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội cộng với lợi nhuận lớn từ việc kinh doanh các mặt hàng dược liệu dẫn đến một số tổ chức, cá nhân dùng mọi thủ đoạn để buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng này qua biên giới, gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.

Các mặt hàng nguyên liệu dược phẩm nhập lậu này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được đưa về Việt Nam thông qua các đường mòn, lối mở thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc.

Đơn cử như cuối năm 2018, đường dây buôn lậu 100 tấn hàng hóa vận chuyển trên 7 xe tải tại xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã bị lực lượng chức năng bắt giữ phần lớn là thuốc Bắc.

Hàng loạt các vụ nhập lậu nguyên liệu dược phẩm và thuốc đông y số lượng lớn bị phát hiện mỗi năm.

Hàng loạt các vụ nhập lậu nguyên liệu dược phẩm và thuốc đông y số lượng lớn.

Thêm nữa, vào ngày 4/12/2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03- Bộ Công an) vừa khám xét nhiều kho hàng tại Hà Nội, Bắc Ninh cùng 5 xe tải tại Lạng Sơn, thu giữ gần 70 tấn thuốc bắc nghi nhập lậu.

Gần đây nhất, vào ngày 09/09/2020, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Tuyên Quang đã tiến hành thu giữ 13 tấn nguyên liệu thuốc đông y với trị giá hơn 2,7 tỷ đồng gồm: Kỷ tử, xuyên khung, sinh địa, bạch truột, bạch thược, xuyên quy. Tất cả số hàng trên đều không có hoá đơn chứng từ theo quy định. Một số hàng hoá được chứa đựng trong bao bì có chữ Trung Quốc.

Điều đáng nói là, trong nhiều lần kiểm nghiệm, cơ quan chức năng còn phát hiện có không ít loại dược liệu nhập khẩu đã bị chiết xuất hút hết hàm lượng tinh chất, chỉ còn là củi rác.

Thậm chí, một số cơ sở sản xuất thuốc đông y đã lợi dụng việc xông lưu huỳnh với hàm lượng vượt quá quy định cho phép để thuốc bắc không bị mốc, có màu sáng đẹp, bất chấp những nguy hiểm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bài toán phát triển nguồn nguyên liệu dược phẩm

Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.

Trong đó có gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như quế, hồi, hòe, nghệ, atiso, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả…).

Bài toán phát triển nguồn nguyên liệu dược phẩm

Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia trên thế giới có định vị bản đồ dược liệu với những cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao

Thật nghịch lý khi chúng ta đang sở hữu một “kho vàng” có giá trị rất cao về y học và kinh tế nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn dược liệu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Đánh giá về tiềm năng phát triển thị trường nguyên liệu dược phẩm tại Việt Nam, TS Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông tin, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây dược liệu.

“Chúng ta có tới 5.000 loại thực vật, hơn 400 động vật có giá trị để chiết xuất, sản xuất dược liệu. Số lượng phong phú và đa dạng như vậy nhưng chúng ta mới chỉ đáp ứng được 25% nguồn nguyên liệu để làm các loại thuốc dược liệu là còn khiêm tốn", ông Ngọc nhấn mạnh.

triển khai mô hình trồng dược liệu cho giá trị kinh tế cao

Triển khai mô hình trồng dược liệu cho giá trị kinh tế cao

 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tuấn - Giám đốc Dự án BioTrade Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ đánh giá: Việt Nam có 35% diện tích đất phục vụ cho mục đích đất nông nghiệp, 47% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có hơn 10.000 nhóm loài bao gồm cả động thực vật trong đó có hơn 5.000 loài có thể dùng làm nguyên liệu thực phẩm dược phẩm tự nhiên.

“Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu quản lý nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học hiệu quả và có các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững. Thời gian qua, Dự án BioTrade mới tìm kiếm được vài trăm loại nguyên liệu tự nhiên, điều đó có thể khẳng định tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu ở Việt Nam còn rất lớn, ông Tuấn nhấn mạnh.

 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngành nông nghiệp và công nghiệp nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi ấn tượng. Trong những năm tới đây Việt Nam sẽ trở thành nguồn cung nguyên liệu thực phẩm và dược phẩm tự nhiên quan trọng hàng đầu cho thị trường thế giới.

Do đó thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm mong muốn quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu của hàng nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên Việt Nam, đồng thời, kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác kinh doanh nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ tiềm năng ở thị trường nước ngoài.

“Gần đây nhất, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã phối hợp cùng tổ chức Helvetas Việt Nam và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức "Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên Việt Nam 2020". Đây là một trong những Hội nghị giao thương trực tuyến lớn nhất trong lĩnh vực nguyên liệu thực phẩm dược phẩm tự nhiên từ trước tới nay, có sự kết nối đồng thời với nhiều thị trường nước ngoài”, ông Phú nhấn mạnh.

Nguồn: 24h.com.vn