Tổng quan của ngành sản xuất thuốc thú y nước ta

09:57 - 25/03/2022 2381

Mỗi năm ngành sản xuất thuốc thú y nước ta thu về hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, thị phần này lại phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu. Do chúng ta có quá ít nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP.

Ủy ban Codex quốc tế ban hành tài liệu tiêu chuẩn chung Codex về Phụ gia thực phẩm Codex Standard 192-1995 (phiên bản 2023)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Công văn số 797/QLD-CL về việc công bố kết quả đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài (Đợt 35)

Những năm qua ngành chăn nuôi nước ta có sự phát triển đột phá là nhờ đóng góp của ngành sản xuất thuốc thú y. Mỗi năm ngành thuốc thú y nước ta thu về hàng ngàn tỷ nhưng chủ yếu phụ thuộc vào kinh doanh thương mại từ những nguồn thuốc nước ngoài.  Chúng ta chưa dành được thị phần do có quá ít nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực hành tốt GMP. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Thị phần hàng nghìn tỷ đồng cho thuốc thú y

Theo báo của Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông thôn Miền Nam (SCAP) công bố, tổng giá trị của ngành sản xuất thuốc thú y nước ta ( vắc xin, thuốc, hóa chất, sinh phẩm ...) đạt con lên tới khoảng 3.280 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí cho thuốc thú y chăn nuôi lợn chiếm khoảng 2.140 tỷ đồng, gia cầm khoảng 920 tỷ đồng và 220 tỷ đồng cho bò. Và trong tương lai chi phí cho thuốc thú y còn tăng lên nhiều do nhu phát triển chăn nuôi ngày càng tăng.

Trong những năm qua, thị trường chăn nuôi nước ta tăng trưởng mạnh mẽ sau những trận dịch như cúm gia cầm 2003 -2004, dịch lở mồm long móng trên gia súc năm 2005, dịch heo tai xanh năm 2010.

Song thực tế, thị trường nghìn tỷ đồng này chủ yếu rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài do ngành sản xuất thuốc thú y trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Cụ thể, mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng 2.5 triệu USD vắc xin cúm gia cầm, 16 triệu USD triệu vắc xin tai xanh và khoảng 10 triệu USD vắc xin long móng lở mồm. Vậy lý do nào khiến cho thị phần nghìn tỷ của chúng ta bị chảy sang nước ngoài?

Theo Cục thú y : Nhu cầu về vắc xin nước ta khá lớn, nhưng ngành sản xuất thuốc thú y cần phải áp dụng thực hành tốt GMP mới có thể cạnh tranh. Đồng thời là cần tạo điều kiện cho các công ty sản xuất thuốc thú y phát triển để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

ngành sản xuất thuốc thú y nước ta

Ngành sản xuất thuốc thú y nước ta có nhiều cơ hội và thách thức trên thị trường 

>>> Bạn có biết: Khác biệt giữa chứng nhận GMP và cGMP 

Lý do VN mất thị phần thuốc thú y trên chính quê hương?

Theo Ông Nguyễn Hữu Vũ – Chủ tịch HĐQT – Tổng giám đốc công ty Hanvet: Lĩnh vực thuốc thú y nội địa gặp khó khăn đủ đường. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp cần xây dưng nhà máy đạt chuẩn GMP WHO phải đầu tư vốn  khá lớn lên đến 50-100 tỷ đồng , khấu hao 15 năm. Vốn ít nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để tiếp thị, xây dựng thương mại. Còn với doanh nghiệp nước ngoài họ chỉ cần làm thương hiệu nên sẵn sàng chi phí quảng bá sản phẩm.

Về nghiên cứu sản xuất vắc xin của Việt Nam còn khá thua thiệt so với doanh nghiệp nước ngoài

Theo ông Phạm Tấn Đà – Phó tông giám đốc công ty Bio – Pharmachemie: "Hiện sản xuất vắc xin nước ta không phải chuyện đơn giản. Tất cả các nhà máy sản xuất thuốc thú y của Việt Nam từ năm 2011 trở đi nếu không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ bị đóng cửa. Do đó, số lượng doanh nghiệp nhà máy sản xuất thuốc thú y bị giảm từ 150 xuống còn khoảng 50”. Tuy nhiên, doanh nghiệp sống sót sau quy định này đều có tiềm lực và sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường”.

AKME đơn vị uy tín trong tư vấn, thiết kế thi công trọn gói nhà máy sản xuất thuốc thú y

Trước những cơ hội và thách thức trong ngành sản xuất thuốc thú y nước ta, chúng ta nhận thấy rằng :

Để thị phần ngành thuốc thú y nước ta không bị phụ thuộc vào nước ngoài thì chính chúng ta phải là doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất. Tuy nhiên, để có được một nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt chuẩn GMP thì việc lựa chọn một đơn vị uy tín trong tư vấn, thiết kế, thi công là điều mà khá nhiều doanh nghiệp cần quan tâm.

Với độn ngũ nhân sự hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng phòng sạch dược phẩm - thú y, chúng tôi tự hào vì được đông đảo khách hàng tin tưởng giao cho các dự án như:

  • Nhà máy thuốc thú y Năm Thái
  • Nhà máy thuốc thú y Thái Dương
  • Nhà máy thuốc thú y Đất Việt
  • Nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học BIO-SPRING
  • Nhà máy sản xuất thuốc thú y NPC Pacific...

Lựa chọn Anh Khang M&E bạn sẽ hoàn toàn yên tâm để nhà máy của mình có thể đạt chuẩn GMP với chi phí rẻ nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến xây dựng, cải tạo nhà máy sản xuất thuốc thú y của mình đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi:

Công ty Cổ phần Cơ điện Phòng sạch Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Lô B7 Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.