Các bước vận hành, kiểm tra hệ thống water chiller (P3)

13:46 - 23/06/2021 1279

Hệ thống Water Chiller lớn như này cần phải có một đội ngũ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm. Bài viết dưới đây ANH KHANG sẽ cùng bạn tìm hiểu về các quy trình vận hành của hệ thống Water Chiller nhé

Xây dựng nhà máy sản xuất điện tử và vi mạch cần lưu ý gì?
Thẩm định hệ thống nước tinh khiết cao cấp như thế nào?
Top những rủi ro lớn nhất đối với phòng sạch chất bán dẫn
Giới hạn các chất gây ô nhiễm trong phòng sạch
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 trong phòng sạch sản xuất thực phẩm

Các bước vận hành, kiểm tra hệ thống Water Chiller (Phần cuối)

Đây là phần cuối của bài viết về hệ thống Water Chiller, Anh Khang M&E sẽ giải thích hết về toàn bộ hệ thống nhé.

chiller

Hệ thống Water chiller

>>> Tham khảo thêm: Tấm panel PU trong phòng sạch có công dụng như thế nào

THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CHILLER, PUMP VÀ COOLING TOWER.

Các thông số làm việc của Chiller đều được hiển thị lên hết trên màn hình điều khiển, các sự cố, các thông số cần thiết đều được cài đặt chính xác và sẽ báo lỗi trên màn hình (kèm tiếng chuông kêu) khi có sự cố.

Tuy vậy, trong quá trình chạy máy,chúng ta cũng cần chú ý đến các biểu hiện thực tế nữa, cụ thể như:

Quan sát bên ngoài.

Trước khi mở máy thì cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống để khắc phục các hư hỏng và phải khắc phục ngay nếu có như là tình trạng của lớp cách nhiệt, tình trạng của hoạt động của Chiller, Pump và Cooling Tower, các thông báo khẩn của Chiller trên màn hình điều khiển – nếu trong khả năng có thể khắc phục được thì tự khắc phục, còn không thì phải liên lạc ngay với ANH KHANG Việt Nam để kịp thời xử lý sự cố.

Quan sát qua tiếng động và độ rung.

Tiếng động và độ rung sẽ xác định mức độ mài mòn, sự gãy vỡ hoặc biến dạng của các chi tiết chuyển động, xác định sự cung cấp dầu bôi trơn có dúng hay không và mức độ lấy tải của máy.

Mỗi thiết bị (trong phòng máy) ở trong tình trạng tốt đều có một tiếng động đặc trưng và thay đổi theo điều kiện làm việc cùa máy.

Độ rung lớn có thể xãy ra khi các bu lông nền xiết không chặt, trục máy nén không đồng tâm, các bộ phận quay không cần bằng, khớp nối mếm kém hiệu quả, bệ quán tính đặt bơm thiêt kế chưa tối ưu… Khi rung mạnh sẽ xuất hiện tiếng ồn và có thể dễ gây biến dạng và hư hòng máy và thiết bị.

Quan sát nhiệt độ của các chi tiết.

Nhiệt độ của các chi tiết xác định sự chính xác trong chế tạo và lắp ráp, mức chịu tải của máy và sự đúng đắn của việc cung cấp dầu bôi trơn hay quạt giải nhiệt ngay trên thiết bị.

Quan sát hệ thống dầu bôi trơn.

Lượng dầu bôi trơn các bộ phận của máy luôn luôn thay đổi. Khi máy còn lạnh (lúc khởi động) dầu có độ nhớt cao hơn và chuyển động qua các chi tiết với vận tốc chậm hơn. Khi các chi tiết ma sát đã mòn, khe hở giữa chúng đã lớn thì lượng dầu đi qua chúng sẽ lớn hơn. Cho nên lưu lượng của các bơm dầu phải chọn lớn hơn 2 – 3 lần so với yêu cầu bôi trơn trong thời gian đầu hoạt động của máy nén trong Chiller. Lý thuyết là thế nhưng chúng ta không cần quan tâm tới vấn đề đó vì Chiller đã được thiết kế hoàn chỉnh bởi Công ty ANH KHANG, do đó chúng ta chỉ cần quan sát mức độ dầu sẽ được thông báo ở trên màn hình của bảng điều khiển.

THEO DÕI SỰ LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG.

Kiểm tra độ kín của đường ống, các valve.

Hàng ngày người công nhân vận hành đều phải kiểm tra độ kín của các chổ nối bằng măt bích, các mối hàn của thiết bị và đường ống, mức độ ăn mòn kim loại, độ kín của bộ phận chèn và của các van

Kiểm tra và đóng, mở các valve trên các đường ống nước, đường ống gió.

Bình thường thì các van sẽ được đóng , mở theo yêu cầu và nguyên lý của quá trình làm việc. Nhưng khi có sự cố thì phải kiểm tra các van và đóng , mở kịp thời để khắc phục sự ố một cách tốt nhất.

Kiểm tra mức lưu lượng gió ở miệng gió thổi.

Thường xuyên kiểm tra lưu lượng gió lạnh được thổi vào phòng qua miệng thổi  hay ống dẫn và lưu lượng gió hồi để từ đó biết được sự làm việc của FCU, PAU và biết được trạng thái của ống gió có còn đúng như lúc thi công hay không.

Kiểm tra sự tuần hoàn của nước giải nhiệt và nước tải lạnh.

Kiểm tra xem sự tái tuần hoàn của chúng xem có ổn định không, có còn đầy đủ nước tron hệ thống hay không. Các van cấp nước bổ sung có còn làm việc tự động tốt hay không. Phải đảm bảo các van cấp nước bổ sung choTower và cho nước tải lạnh luôn hoạt động tốt và luôn cung cấp đầy đủ nước cho hệ thống.

Kiểm tra sự bám bản, cáu cặn trên bề mặt truyền nhiệt.

Về phần kiểm tra cáu cặn trong Evaporator (Evap)và Condensor (Cond)của Chiller thì chúng ta qua sát quá trình hoạt động của Chiller, xem các thông số nhiệt độ đầu ra và đầu vào của Evap và Cond xem Delta độ chênh nhiệt độ của chúng như thế nào. Nếu Delta của Evap ngày càng nhỏ thì tức là khả năng làm lạnh nước của Chiller ngày càng kém => có khả năng cáu cặn bám dơ bề mặt truyền nhiệt của các pass trong Evap. Nếu Delta của Cond ngày cũng càng nhỏ thì tức là khả năng giải nhiệt của Cond hoặc của Tower không được tốt => cần kiểm tra xem có cáu cặn trong Cond hay không và cũng cần kiểm tra xem trên Tower có dơ quá hay không. Nếu dơ thì vệ sinh Tower, súc rữa Evap và Cond.

Kiểm tra sự làm việc của hệ thống Cooling Tower làm mát nước giải nhiệt bình ngưng.

Kiểm tra làm vệ sinh thiết bị phân phối nước, vòi phun, các tấm phin lọc. Kiểm tra sự tuần hoàn của không khí trong Tower.

Định kỳ xả nước, tháo, rửa, vệ sinh phin lọc, đường ống nước của hệ thống Chiller.

Hy vọng 3 phần của bài viết sẽ giúo các bạn hiểu được về hệ thống Water Chiller. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn hệ các hệ thông nhiệt lanh như AHU, CHILLER thì hãy liên hệ với ANH KHANG ngay nhé

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội