Góc nhìn Anh Khang ME: Bức tranh Ngành xây dựng 2020
14:16 - 01/02/2020 518
Năm 2019 được coi là một năm thất bát của ngành xây dựng với sự sụt giảm mạnh của hầu hết những cổ phiếu chủ chốt. Liệu tình hình có cải thiện hơn trong năm 2020?
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Ngành xây dựng giảm tốc trong năm 2019
Ngành xây dựng phát triển ổn định trong những năm qua chủ yếu nhờ ảnh hưởng tích cực từ lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh và tỷ lệ dân thành thị trên tổng dân số ngày càng lớn, nhu cầu xây dựng ở Việt nam luôn ở mức cao.
Tốc độ tăng trưởng của ngành từ năm 2012 đến nay luôn cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, trong năm 2019, giới chuyên gia dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành sẽ chỉ còn tầm 7.2%.
Ngành xây dựng: Ăn chắc mặc bền 2020
Từ năm 2018, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh bị siết cấp phép dự án mới cho đến nay. Giới phân tích dự kiến tình trạng này sẽ còn tiếp tục nhưng không còn quá khắt khe trong các năm tới và giúp cho các doanh nghiệp xây dựng “dễ thở” hơn.
Mặt khác, theo dự báo của BMI (Business Monitor International), ngành xây dựng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7.6% trong giai đoạn 2018-2025. Nghiên cứu của PwC cho thấy Indonesia, Việt Nam và Philippines là những quốc gia có thể dành được sự quan tâm lớn nhất từ các nhà đầu tư phát triển bất động sản quốc tế trong khu vực ASEAN. Điều này chứng tỏ triển vọng ngành vẫn rất tốt nếu nhìn dài hạn.
Vì vậy, sự điều chỉnh của các cổ phiếu ngành này (nếu có) trong năm 2020 dự kiến sẽ là cơ hội để nhà đầu tư mua vào với giá hợp lý. Chiến lược đánh nhanh rút gọn, lướt sóng nhiều khả năng sẽ không đem lại hiệu quả với ngành này. Việc mua cho mục tiêu dài hạn khoảng 3-5 năm sẽ hợp lý hơn.
=> Đọc thêm: AKME - Nhà thầu Tư vấn, thiết kế và thi công phòng sạch chuyên nghiệp cho các nhà máy
Tháo gỡ nhiều nút thắt trong đầu tư ngành xây dựng
Ngày 2/1/2020, Bộ Xây dựng tổ chức họp báo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2020.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2019, toàn ngành đã bám sát các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Xây dựng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng:
Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 9 - 9,2%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018; tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 88%, tăng 2% so với năm 2018.
Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải tại đô thị đạt khoảng 86 - 86,5%, tương đương năm 2018; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn khoảng 20% (giảm 1,5% so với năm 2018).
Tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 50 triệu m2 sàn; tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 98 triệu tấn, đạt kế hoạch và tăng 3 triệu tấn so với năm 2018; sản lượng gạch xây đạt 26 tỷ viên (quy tiêu chuẩn) đạt kế hoạch và tương đương so với năm 2018.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng đã nêu ra một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, tiến độ soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật và một số đề án còn chậm so với kế hoạch; việc theo dõi, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thị trường bất động sản có dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung không chỉ ở phân khúc nhà ở xã hội. Tình trạng hoạt động kinh doanh bất động sản vi phạm quy định pháp luật như: Quảng cáo, thông tin không đúng sự thật để tăng giá, vi phạm quy hoạch, chia lô, bán nền trái quy định. Vật liệu xây dựng không nung phát triển chậm; tiến độ thúc đẩy xử lý tro xỉ, phế thải công nghiệp làm thạch cao và vật liệu xây dựng chậm, sản lượng xử lý thấp so với kế hoạch đề ra…
Phấn đấu 90% người dân đô thị được cung cấp nước sạch
Chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, năm 2020, ngành Xây dựng đặt mục tiêu: Giá trị sản xuất xây dựng toàn ngành (theo giá hiện hành) tăng khoảng 9 - 10% so với năm 2019. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%. Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 90%.
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt khoảng 86,5 - 87%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn 18%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 24,0m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt khoảng 95%, nhà thiếu kiên cố và đơn sơ khoảng 5%. Sản lượng sản phẩm xi măng khoảng 103 triệu tấn.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong năm 2020, ngành Xây dựng tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ, chất lượng, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách về quản lý đầu tư, đấu thầu, các mô hình đầu tư, đặc biệt là hình thức hợp tác công tư (PPP) làm cơ sở để triển khai các công trình đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
=> Có thể bạn chưa biết: Bức tranh ngành xây dựng thế giới đến năm 2020
Nói về khu vực, có thể thấy rằng xu hướng phát triển nhất là ở châu Á, gồm Ấn Độ và Trung Quốc, còn ở khu vực khác là một số nước ở châu Phi và Trung Đông. Các Cty xây dựng Tây Âu phát hiện ra châu Phi là thị trường mới nổi, trong khi các Cty xây dựng của Mỹ có xu hướng tập trung vào Trung Đông. Các Cty xây dựng ở khu vực Trung Đông và châu Phi được dự đoán phát triển mạnh nhất trong khoảng thời gian 2016 - 2020, vượt qua khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Châu Âu: Hiện nay xu hướng ở châu Âu là hướng tới xây dựng bền vững. Đặc biệt là Vương quốc Anh - là quốc gia có lợi nhuận thị trường ngành xây dựng lớn nhất thứ ba trên thế giới, các nhà đầu tư tiềm năng tại Trung Quốc và Trung Đông tập trung nguồn lực vào bất động sản tại đây. Giả định rằng đến năm 2025, ngành Xây dựng Anh quốc tăng gấp đôi tỷ lệ trung bình của Tây Âu. Tuy nhiên, doanh số bán trong ngành Xây dựng là cơ sở hạ tầng từ các dự án của Chính phủ. Có thể nói rằng, yếu tố quan trọng của thành công ngành Xây dựng Anh quốc là do năng lực quản lý các dự án lớn.
Bức tranh ngành xây dựng thế giới tới năm 2020
Tiểu các vương quốc Ả rập (UAE): Vị trí của UAE là vị trí trung tâm cho du lịch và kinh doanh nên sẽ thu hút nhiều quan tâm của lĩnh vực xây dựng. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn ví dụ như dự án phát triển Adventure Studios của Dubai, dự án Kênh nước Dubai, EXPO 2020 tại Dubai sẽ đặc biệt thu hút ngành Xây dựng.
Qatar: Do sự đầu tư công lớn vào các dự án hạ tầng, tăng trưởng hoạt động ngành xây dựng được đẩy mạnh. Các chuyên gia tiên đoán rằng tỷ lệ tăng trưởng sẽ tiếp tục trong 5 năm tới vì một số sự kiện sắp tới như 2022 FIFA World Cup và dự án Tầm nhìn 2030.
Saudi Arabia: Nước này đang nỗ lực tăng cường nền kinh tế của mình bao gồm đầu tư vào phát triển các công trình xây dựng nhà ở và hạ tầng. Họ còn tập trung vào phát triển các công trình mang tính bền vững, thân thiện về mặt môi trường với những ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Châu Á: Do cuộc cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay -một thị trường mới nổi - một "con hổ châu Á" mới phát sinh, vì thế những quốc gia nhỏ hơn cũng sẽ trở thành quan trọng cho ngành Xây dựng đầu tư.
Theo một nghiên cứu của PwC cho biết, Indonesia, Việt Nam và Philippines - là những quốc gia có thể dành được sự tập trung của nhiều nhà đầu tư phát triển. Hơn 50% của tất cả các Cty xây dựng lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành tấn công tại các thị trường mới nổi.
Mặc dầu yếu tố chính trị có thể phần nào ảnh hưởng đến tình hình phát triển xây dựng ở một số quốc gia châu Á nhưng các dự báo về mặt trung hạn cho thấy, đến năm 2020, thị trường hấp dấn nhất ở châu Á sẽ là các quốc gia Indonesia và Philippines. Các nhà đầu tư rất lạc quan về hai thị trường này và họ đã theo dõi, khảo sát trước đó và tiên đoán về sự phát triển vượt bậc. Với những ưu đãi về lãi suất, sự phát triển của ngành xây dựng đến 2020 rất khả quan.
Nhật Bản cũng phát triển nhiều công trình xây dựng phục vụ cho Olympic 2020 và tái thiết khu vực thiệt hại động đất. Rất nhiều công trình mới được xây dựng và quốc gia này đã phải nhập khẩu lao động từ các nước láng giềng. Ngoài ra, các Cty của Nhật cũng hướng tới xuất khẩu mô hình đô thị sinh thái và công nghệ phát triển hạ tầng với sự hỗ trợ của chính phủ.
Cơ sở hạ tầng là sản phẩm xây dựng phát triển ổn định của các thị trường châu Á. Các cổ phần giữa các dự án khu dân cư, công nghiệp và cơ sở hạ tầng được phân bố tương đối đều. Có nhiều dự án cơ sở hạ tầng có sự can thiệp của chính phủ và hầu như tất cả các nước châu Á dự kiến sẽ tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng trong 5 năm tiếp theo. Với sự gia tăng ngân sách vào khoảng 7% gồm các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Đây sẽ là những nước đi đầu trong ngành xây dựng vào năm 2020.