Mỹ phẩm 'hàng hiệu' vài chục nghìn bán tràn lan trên mạng
13:40 - 05/10/2020 363
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Nhiều người live stream bán hàng trực tuyến giới thiệu tràn lan các sản phẩm 'hàng hiệu' làm đẹp da, trang điểm có giá chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng, nhiều người ham rẻ đã rơi vào 'bẫy' hàng giả
Mỹ phẩm siêu rẻ rao bán ngập tràn mạng xã hội
Lợi dụng tâm lý thích sử dụng hàng hiệu giá rẻ của một bộ phận khách hàng, nhiều người đã trục lợi bằng cách làm giả, nhái các loại mỹ phẩm làm đẹp nổi tiếng. Mỹ phẩm giả ảnh hưởng xấu đến ngoại hình và sức khỏe của người sử dụng.
Trên facebook, nhiều người rao bán mỹ phẩm hàng hiệu nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc và các nước châu Âu với giá chỉ từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.
Trên một trang bán hàng "xách tay", chì kẻ mắt thương hiệu MAC được chào bán với giá 9000 đồng/chiếc; sản phẩm kem dưỡng da Koné của Thái Lan cũng có giá chỉ 39 nghìn đồng/hộp, mua combo 3 hộp chỉ còn 100 nghìn đồng.
Các sản phẩm được chào bán giá rẻ bất thường đều được gán vào những lý do khó kiểm chứng như xả kho, hàng bị hải quan giữ được trả lại, hoặc thanh lý cửa hàng.
Giá cả của những loại mỹ phẩm này thường rẻ bằng 1/10 thậm chí 1/30 sản pahamr thật. Người bán đánh vào tâm lý thay vì bỏ ra tiền triệu mua kem dưỡng da thì chỉ cần mua vài chục nghìn đồng một hộp mỹ phẩm "trôi nổi" cũng có thể có làn da trắng đẹp.
Một người livestream bán mỹ phẩm hàng hiệu giá siêu rẻ trên mạng.
Những cô gái xinh đẹp livestream bán hàng thường quảng cáo sản phẩm giá siêu rẻ với mục đích được công bố là để “tăng tương tác” nhưng đã thu hút cả trăm người đăng ký mua qua hàng trong mỗi lần giới thiệu, rao bán.
Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Công an Kinh tế, Bộ đội biên phòng vừa phối hợp thực hiện chuyên án tấn công nguồn hàng giả tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), thu giữ 2 container hàng giả túi xách, mắt kính, đồng hồ, mỹ phẩm các thương hiệu nổi tiếng quốc tế và Việt Nam. Tham gia kiểm đếm và giám định hàng hóa vi phạm chứa trong container, đại diện Công ty L’Oreal Việt Nam xác nhận, toàn bộ hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm và nước hoa bị tạm giữ thuộc các thương hiệu Lancome, Yves Saint Laurent, Kielh’s, Giorgio Armani, Ralph Laurent, 3CE đều là hàng giả.
Điều đáng nói, nhiều sản phẩm này được tìm thấy trên các trang bán hàng online, cửa hàng mỹ phẩm xách tay trên phạm vi cả nước. Số lượng hàng hóa khổng lồ này do 2 cửa hàng đặt tại Quảng Ninh quản lý và phân phối tại Việt Nam.
Mỹ phẩm giả ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh (Quản lý và điều hành Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), hiện nay, rất khó kiểm soát thị trường mỹ phẩm.
Người dùng khó mà nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, an toàn. Các sản phẩm vẫn tràn lan trên thị trường, làm y như thật từ bao bì đến mùi hương.
Bác sĩ Thanh cho biết, nếu mua phải mỹ phẩm giả thì tiền mất tật mang. Nếu dùng sản phẩm kém chất lượng trong thời gian dài, những hóa chất, dược chất có thể ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gay suy nội tiết, rối loạn chuyển hóa của cơ thể…
Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả làm đẹp của các loại mỹ phẩm kém chất lương, một số mỹ phẩm giả, kém chất lượng còn chứa các chất như corticoid, chì, parabens, thủy ngân, formandehit… do những chất này có giá thành rẻ và hiệu quả nhanh chóng. Nếu sử dụng các sản phẩm có các thành phần hóa chất này sẽ dẫn tới viêm da, viêm nang lông, dị ứng, thậm chí ung thư da.
Bác sĩ Vân Thanh khuyến cáo, nếu có nhu cầu chăm sóc da, cần tham khảo các bác sĩ da liễu để chọn được các sản phẩm phù hợp, tránh nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.