Ngành dược đặt mục tiêu thuốc nội chiếm lĩnh 80% thị trường

14:30 - 23/11/2022 567

Ngành công nghiệp dược Việt Nam đặt mục tiêu tăng sản xuất thuốc nội địa để chiếm lĩnh 80% thị trường dược phẩm trong nước, so với 50% hiện nay.

Bộ Công Thương đề nghị sớm cho phép nghiên cứu đề xuất ban hành Luật Thương mại điện tử
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)

Ngành công nghiệp dược Việt Nam đặt mục tiêu tăng sản xuất thuốc nội địa để chiếm lĩnh 80% thị trường dược phẩm trong nước, so với 50% hiện nay.

Thông tin được PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Bộ Y tế, nêu tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, ngày 21/11.

Theo ông Truyền, ngành công nghiệp dược trong nước có nhiệm vụ cung ứng thuốc an toàn hiệu quả, chất lượng với giá phù hợp. Đây là chính sách xuyên suốt của Chính phủ, từ rất lâu. Trong quá trình triển khai chính sách này, Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu, với 228 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

"Ngành công nghiệp dược hiện sản xuất 50% lượng thuốc phục vụ nhân dân, mục tiêu là 80% trong những năm tới", ông Truyền nói.

Theo ông Truyền, trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong quá trình cung cấp thuốc. Đặc biệt, việc đứt gãy nguồn cung ứng thuốc trên thế giới khiến thiếu thuốc, công tác chăm sóc sức khỏe người dân gặp nhiều khó khăn.

"Thời gian qua, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế, thiếu thuốc diễn ra nhiều nơi. Điều này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền công nghiệp dược, làm sao để sản xuất trong nước vững chắc và mạnh mẽ, giảm phụ thuộc vào nước ngoài", ông Truyền nói, thêm rằng hiện hai quốc gia sản xuất được nhiều nguyên liệu nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Khi dịch Covid-19, châu Âu hay các nước phát triển cũng bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ở hai quốc gia này.

Vì vậy, ngành dược thế giới tính toán nâng cao năng lực của từng quốc gia. Nơi nào có tiềm lực, chính sách tốt, nhân lực tốt thì tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ giúp mỗi quốc gia nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cung cấp thuốc, đồng thời xuất khẩu, trở thành trung tâm cung ứng của khu vực.

"Với Việt Nam, mục tiêu không chỉ cung cấp thuốc cho 100 triệu dân, mà phải cung ứng nhiều hơn, ít nhất là khu vực ASEAN", ông Truyền cho biết và đánh giá nước ta có tiềm năng bởi đã được công nhận là nhóm phát triển ngành dược nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp dược 10-12% mỗi năm.

Hồi tháng 7, Sở Y tế TP HCM cho biết dự định xây dựng khu công nghiệp dược quy mô khoảng 300 ha, phục vụ thị trường dược phẩm nội địa, tiến tới xuất khẩu.

                                            

Sản xuất thuốc tại công ty ở TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Truyền cũng nhìn nhận điểm yếu của Việt Nam hiện là nguồn nhân lực rất phân tán. Các ngành hỗ trợ doanh nghiệp dược như dầu khí, công nghiệp hóa chất, hay ngành nông nghiệp chưa kết nối được với ngành dược để phát triển dược liệu.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực công nghiệp dược cần tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ bào chế, nâng cao chất lượng sản phẩm; sản xuất nguyên liệu; phát triển nguồn dược liệu trong nước; nâng cao năng lực nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm. Cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý đủ linh động để hỗ trợ thúc đẩy khối nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ tại diễn đàn, GS. BS Adil Mardinoğlu, Đại học King’s College London và Học viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển, cho biết Chính phủ Thụy Điển muốn đẩy mạnh nghiên cứu những phát minh về thuốc. Họ đã thành công với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tập trung những nhóm nghiên cứu lại, tạo sự phát triển đa ngành. Thành công này giúp tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro, khi các nhóm cùng chia sẻ hạ tầng, kết nối. "Để phát triển một loại thuốc, thay vì phải phát triển 10 nền tảng, Thụy Điển chỉ cần một. Có thiết bị, nếu 10 trường cùng mua sẽ lãng phí, tập trung lại thì chỉ cần một máy là tất cả cùng sử dụng", GS. Adil Mardinoğlu nói.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trên của Thụy Điển. Việt Nam cần có các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân; tạo môi trường thu hút những chuyên gia hàng đầu đến làm việc.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Tổng giá trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2015, tăng lên 5,1 tỷ USD năm 2018 và năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam ở cấp độ 3 (cấp có ngành công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một số dược phẩm).

Nguồn VnExpress: Ngành dược đặt mục tiêu thuốc nội chiếm lĩnh 80% thị trường - VnExpress Sức khỏe

 

Những điều cần biết về Airshower

Công ty Cổ phần Cơ điện Phòng sạch Anh Khang

Hotline: 0902 051 222

Email: info@akme.com.vn 

Website: akme.com.vn 

Add: Lô B7 Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.