Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo tích cực

16:57 - 13/07/2021 809

Ngành dược thế giới đang trong giai đoạn bão hòa, tuy nhiên Việt Nam nằm trong nhóm nước pharmerging còn nhiều dư địa để phát triển, trong đó kênh bệnh viện (ETC) sẽ là kênh dẫn dắt cho sự tăng trưởng của ngành.

Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Công văn số 797/QLD-CL về việc công bố kết quả đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài (Đợt 35)
Xây dựng khu công nghiệp y - dược tập trung đầu tiên của cả nước
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

Ngành dược phẩm Việt Nam được dự báo tích cực

Ngành dược thế giới đang trong giai đoạn bão hòa, tuy nhiên Việt Nam nằm trong nhóm nước pharmerging còn nhiều dư địa để phát triển, trong đó kênh bệnh viện (ETC) sẽ là kênh dẫn dắt cho sự tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt Nam.

dược phẩm Việt Nam

Ngành dược phẩm Việt Nam đang được đánh giá tích cực

Các dự báo tích cực về ngành dược phẩm Việt Nam

Theo dự báo từ hãng nghiên cứu thị trường IBM, thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép CAGR là 11% trong giai đoạn 2021- 2026, độ lớn thị trường tăng lên lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026 so với mức 7,7 tỷ USD năm 2021 với các động lực tăng trưởng bền vững đến từ:

- Chi tiêu bình quân trên đầu người dành cho thuốc gia tăng nhờ thu nhập của người dân cải thiện và sự quan tâm đến sức khỏe ngày càng cao. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế thế giới khi là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu và được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ giúp gia tăng thu nhập của người dân cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao sẽ thúc đẩy chi tiêu cho y tế.

- Xu hướng già hóa dân số khi Liên Hợp Quốc dự báo Việt Nam sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi tăng từ 12% năm 2017 lên đến 20% vào năm 2038. Việt Nam hiện vẫn ở thời kỳ dân số vàng tuy nhiên tốc độ già hóa sẽ diễn ra nhanh làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, từ đó mở ra triển vọng tăng trưởng cho ngành dược.

- Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân ngày càng cao giúp đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ thuốc qua kênh ETC. Theo BHXH Việt Nam, mục tiêu trong năm 2021 số người tham gia BHYT đạt 91,56% dân số và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ BHYT lên đến 95% là động lực tăng trưởng cho kênh ETC khi người dân ưu tiên khám bệnh tại bệnh viện.

Những yếu tố ảnh hưởng tới ngành dược phẩm Việt Nam

Để có được sự tăng trưởng cao của ngành dược phẩm Việt Nam, thì các sản phẩm phải được sản xuất và kiểm định một cách chặt chẽ, để cho ra những loại thuốc có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng

Một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đó chính là nơi sản xuất. Xưởng sản xuất phải được thiết kế theo chuẩn phòng sạch dược phẩm GMP.

Phòng sạch dược phẩm là gì

Phòng sạch dược phẩm là hệ thống phòng sạch trong lĩnh vực dược phẩm, chúng giúp đảm bảo một môi trường vô trùng cho việc sản xuất các loại thuốc, thiết bị y tế, đảm bảo các sản phẩm dược phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất tốt nhất, bảo quản tốt nhất, không gây ra những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sản xuất dược phẩm vô trùng cần tuân thủ những yêu cầu đặc biệt nghiêm ngặt làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ nhiễm vi sinh vật, tiểu phân hoặc nhiệt tố. Các yếu tố đó phụ thuộc đáng kể vào các kỹ năng, sự đào tạo và quan điểm của những người liên quan

>>> Bạn có biết: Tầm quan trọng của phòng sạch bệnh viện trong phòng mổ

dược phẩm Việt Nam

Phòng sạch trong sản xuất dược phẩm

Các cấp độ sạch đối với phòng sạch dược phẩm

Quá trình sản xuất dược phẩm vô trùng phải được tiến hành trong khu vực nhà sạch. Nhân sự, máy móc và nguyên vật liệu ra vào khu vực phòng sạch cần bắt buộc phải đi qua các chốt gió. Khu vực sạch phải được duy trì ở một tiêu chuẩn thích hợp về độ sạch và được cung cấp không khí đã được lọc qua màng lọc có hiệu năng thích hợp

Với những chế phẩm vô trùng thì phòng sạch có 4 cấp độ được phân biệt như sau

Cấp độ A: Khu vực cục bộ cho các thao tác có nguy cơ cao như đóng thuốc, đậy nút, làm kín vô trùng,... Cấp độ A quy định giới hạn tiểu phân kích thước ≥ 5.0 µm, dùng lọc ULPA – tốc độ gió yêu cầu 0.2-0.5 m/s. Sử dụng sàn nâng 30% đục lỗ, 70% không

Cấp độ B: Đối với việc pha chế và đóng lọ vô trùng, cấp độ này là môi trường phụ cận cho khu vực cấp độ A. Cấp độ B quy định dùng lọc Hepa H14 – bội số tuần hoàn 70 – 120 lần /h.

Cấp độ C và D: Khu vực sạch để thực hiện các công đoạn ít quan trọng hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm vô trùng. Cấp độ C (tương đương Class 10.000 theo ISO 209) quy định dùng lọc Hepa H13, bội số tuần hoàn 35 lần/h. Cấp độ D (tương đương Class 100.000 theo ISO 209 quy định dùng lọc Hepa H13, bội số tuần hoàn 15 lần /h.

Nơi thi công phòng sạch dược phẩm uy tín

Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật ANH KHANG là nhà thầu chuyên thiết kế và thi công phòng sạch cho các dự án trong ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm, y tế, điện tử,…

Hãy liên hệ ANH KHANG để được tư vấn chi tiết nhé

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội