Ngành dược phẩm Việt Nam: Xu hướng M&A tiếp tục tăng

13:29 - 17/03/2021 1114

Theo tổ chức IQVIA Institute, tổng giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, ước đạt 123.600 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 8% so với năm 2020.

Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP, GMP bao bì dược phẩm (Cập nhật tới ngày 08/01/2024)
Danh sách các đợt đánh giá thực hành sản xuất tốt GxP đã tiến hành năm 2023 cập nhất tới ngày 31/12/2023
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 08/01/2024)
Bán thuốc qua livestream: Mối nguy hành vi vi phạm pháp luật
Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tiết kiệm hàng triệu USD trong quá trình phát triển thuốc

Ngành Dược phẩm Việt Nam: Xu hướng M&A tiếp tục tăng

Theo tổ chức IQVIA Institute, tổng giá trị dược phẩm tiêu thụ ở Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, ước đạt 123.600 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 8% so với năm 2020.

KÊNH OTC TĂNG TRƯỞNG CHẬM

Kênh tiêu thụ ở kênh OTC (kênh bán lẻ của các nhà thuốc) sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ thấp. Tốc độ tăng trưởng chung của kênh bán lẻ dự báo ước giảm từ 15,5% trong năm 2020 xuống 10,2% trong năm 2021.
Nguyên nhân tiêu thụ ở kênh OTC tăng trưởng chậm là do nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm (khẩu trang, nước rửa tay...) giảm dần, nguyên nhân bởi người tiêu dùng cảm thấy an tâm khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt hơn .
 
Động lực tăng trưởng kênh OTC sẽ đến từ các sản phẩm như vitamin và sản phẩm tăng sức đề kháng. Một số nhóm sản phẩm như vitamin tổng hợp, vitamin C và một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8% - 20%/năm do nhận thức của người tiêu dùng trong việc "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

CƠ HỘI CHO DƯỢC PHẨM NỘI ĐẠT TIÊU CHUẨN EU-GMP TẠI KÊNH ETC

Đối với kênh ETC, năm 2021 là cơ hội cho dược phẩm nội đạt tiêu chuẩn EU - GMP hoặc tương đương.
Trong bối cảnh số dư lũy kế quỹ bảo hiểm y tế có xu hướng giảm từ năm 2015 trong khi số thu quỹ bình quân vẫn tăng trong giai đoạn 2015-2019, các biện pháp điều chỉnh cân bằng thu - chi quỹ đang và sẽ tiếp tục tập trung vào việc giới hạn tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc có giá thành cao.
Nhằm đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng thuốc, các sản phẩm nội địa có giá thành thấp hơn và được sản xuất dưới dây chuyền EU-GMP, Japan-GMP hoặc tương đương được hưởng lợi thế cạnh tranh nhờ một số ưu tiên pháp lý.
Ngành Dược phẩm Việt Nam: Xu hướng M&A tiếp tục tăng
Cơ hội cho dược phẩm nội đạt tiêu chuẩn EU-GMP tại kênh ETC
Dù vậy, mới chỉ một số ít doanh nghiệp trong nước đủ khả năng sản xuất tân dược với các tiêu chuẩn sản xuất trên do các giới hạn về vốn, trình độ công nghệ và khả năng nghiên cứu. Do đó, FPTS cho rằng, để các doanh nghiệp nội địa mở rộng quy mô sản xuất tân dược có chất lượng cao, có thể thay thế biệt dược gốc và các tập đoàn dược phẩm quốc tế tăng khả năng cạnh tranh về giá ở Việt Nam thì cần nhờ vào việc nhượng quyền sản xuất thay thế cho nhập khẩu.

XU HƯỚNG M&A TIẾP TỤC TĂNG

Xu hướng M&A tiếp tục tăng

Xu hướng M&A tiếp tục tăng

Xu hướng M&A trong ngành dược ở Việt Nam sẽ tiếp tục trong năm 2021 do mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp sản xuất Việt Nam và tập đoàn dược phẩm nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp nội, đó là những lợi ích do tiếp cận tiêu chuẩn sản xuất Japan-GMP, EU-GMP… Cụ thể là các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận với công nghệ, công trình và dữ liệu nghiên cứu và thử nghiệm; giúp tiết kiệm thời gian và vốn khi phát triển các sản phẩm mới; tận dụng hệ thống phân phối của các tập đoàn lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu.
 
Thông qua M&A, các tập đoàn nước ngoài tiếp cận được với nguồn lực sản xuất có chi phí thấp. Cụ thể là tiếp tục tham gia thị trường Việt Nam với các sản phẩm giá thấp hơn qua phương án nhượng quyền sản xuất thay vì nhập khẩu. Các tập đoàn nước ngoài cũng có cơ hội mở rộng thị trường tới các nước trong khu vực châu Á.

XU HƯỚNG GIỚI HẠN TỶ LỆ SỬ DỤNG BIỆT DƯỢC GỐC ĐỂ GIẢM CHI PHÍ QUỸ BẢO HIỂM

Xu hướng giới hạn tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc để giảm chi quỹ bảo hiểm gốc đang diễn ra.
Số dư quỹ bảo hiểm xã hội lũy kế giảm từ 49.600 tỷ đồng trong năm 2015 xuống 39.200 tỷ đồng trong năm 2019 dù mức đóng bảo hiểm y tế bình quân tăng trong giai đoạn 2015-2019.
Nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc cao, chiếm xấp xỉ 26 - 27% tổng chi phí thuốc chi trả qua bảo hiểm y tế giai đoạn 2016-2019; trong đó, tỷ lệ này tại các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm lần lượt đạt xấp xỉ 45% và 39%.
Do chỉ với phương án tăng mức đóng bảo hiểm y tế bình quân là không đủ, vì vậy tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc có giá thành cao dần được giới hạn bằng các biện pháp pháp lý.
 
Cụ thể, tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc so với tổng chi phí thuốc được giới hạn từ 0 - 30% theo tuyến bệnh viện. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý khuyến khích doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, sản xuất thuốc generic với tiêu chuẩn tương đương ngay khi biệt dược gốc hết hạn bảo hộ bản quyền.
 
Cơ quan quản lý đưa ra các ưu tiên pháp lý nhằm khuyến khích doanh nghiệp nội địa sản xuất thuốc generic chất lượng cao. Luật Dược 105/2016/QH13 khuyến khích việc phát triển các thuốc Generic trong nước khi hết hạn bảo hộ bản quyền, đồng thời yêu cầu ưu tiên trúng thầu sản phẩm nội địa nếu có khả năng tương đồng với sản phẩm nhập khẩu về chất lượng sản phẩm, giá đấu thầu và khả năng cung cấp.
 
Thông tư 03/2019/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; trong đó, tăng số lượng hoạt chất ưu tiên đấu thầu cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa từ 146 lên 640 hoạt chất.
Các ưu tiên pháp lý này tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, ở các nhóm thuốc đấu thầu chất lượng cao, do các doanh nghiệp này có lợi thế cạnh tranh về giá nếu được sản xuất với cùng tiêu chuẩn so với sản phẩm nhập khẩu, nằm khác nhóm thầu và không phải cạnh tranh với số đông các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm khác chưa đạt được tiêu chuẩn tương đương.

Quy trình thiết kế thi công phòng sạch dược phẩm đạt chuẩn GMP

  • Tiếp nhận yêu cầu khảo sát và tiến hành đo đạc các thông số chi tiết để xây dựng bản vẽ thiết kế và thi công
  • Xây dựng bản thiết kế chi tiết , trao đổi thống nhất phương án với chủ đầu tư, doanh nghiệp để xây dựng bản thiết kế thi công hoàn chỉnh
  • Tư vấn chi tiết các hạng mục trong thi công, các phương án triển khai cụ thể và lên dự toán chi chí của từng hạng mục
  • Sau khi thống nhất giữa 2 bên, Anh Khang M&E sẽ tiến hành thi công phòng sạch dược phẩm theo đúng tiến độ và chất lượng đã đề ra
  • Sau khi thi công phòng sạch dược phẩm hoàn thiện, ANh khang M&E sẽ tiến hành vận hành máy móc để test thử hệ thống để đảm bảo không xảy ra bất kì vấn đề gì khi nhà máy đi vào hoạt động
  • Hỗ trợ vận hành và bảo hành bảo trì sản phẩm theo đúng thỏa thuận đã kí kết giữa 2 bên

Anh Khang M&E là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực thiết kế thi công phòng sạch dược phẩm. Với kinh nghiệm hơn 10 năm, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn cũng như xây dựng những bản thiết kế, vật liệu,... đảm bảo cho quá trình thi công và hoàn thiện đạt được hiệu quả tốt nhất