Nghị định thư xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc: Cơ hội lớn cho ngành sữa Việt Nam
21:36 - 17/11/2023 428
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP, GMP bao bì dược phẩm (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Trong khuôn khổ cuộc họp của Cục Thú y với các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa sang Trung Quốc về triển khai Nghị định thư Nghị định thư xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc, Báo NNVN đã trao đổi với ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y về vấn đề này.
Theo ông Phạm Văn Đông, trong gần 6 năm qua, ngành nông nghiệp đã kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo hướng chuyển từ bị động sang chủ động, không chạy theo dịch. Việc dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã xuất hiện và lây lan mạnh ở Việt Nam có nguyên nhân quan trọng là đến nay vẫn chưa có vacxin phòng dịch, chưa có thuốc chữa trị …
Nhờ làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh trong gần những năm qua, chăn nuôi nước ta đã có sự phát triển mạnh. Đến năm 2018, tổng sản lượng thịt đạt 5,4 triệu tấn, sữa gần 1 triệu lít, trứng gia cầm gần 12 tỷ quả.
Với sự tăng trưởng tốt về sản lượng, để tiêu thụ hết sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ngoài phát triển thị trường trong nước, ngành nông nghiệp đang chú trọng tới việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ra nước ngoài. Trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với ASF, thì hy vọng vào xuất khẩu của ngành chăn nuôi trong thời gian tới sẽ là gia cầm và sữa. Vì vậy, việc ký Nghị định thư xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc (gọi tắt là Nghị định thư) là một sự kiện rất quan trọng với ngành chăn nuôi Việt Nam.
Thưa ông, việc ký Nghị định thư xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với ngành sữa Việt Nam?
Việc ký Nghị định thư này có ý nghĩa rất quan trọng với ngành sữa Việt Nam, bởi Trung Quốc là thị trường rất lớn về tiêu thụ sữa và nhập khẩu sữa. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 10 tỷ USD sữa và sản phẩm sữa. Theo dự báo của FAO, nhu cầu nhập khẩu sữa của nước này sẽ còn tăng mạnh và sữa nhập khẩu có thể chiếm tới 45% tổng nhu cầu sữa của Trung Quốc vào năm 2025.
Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều tiềm năng để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc. Trước hết, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò sữa, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đang phát triển mạnh với sản lượng ngày càng tăng cao, chất lượng tốt… Việt Nam lại nằm liền kề Trung Quốc nên rất thuận thiện trong việc đưa sữa và sản phẩm sữa sang nước này.
Nắm bắt được cơ hội ở thị trường Trung Quốc, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp sữa Việt Nam đã chủ động sang Trung Quốc để tìm hiểu thị trường, ký kết những hợp đồng nguyên tắc với các đối tác nhập khẩu ở nước này, để khi hoàn tất mọi thủ tục là sẵn sàng xuất khẩu sữa ngay sang Trung Quốc.
Từ việc ký Nghị định thư tới việc đưa được những lô hàng sữa đầu tiên sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, còn phải mất không ít thời gian, công sức của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có vai trò như thế nào trong việc triển khai, thực hiện thành công Nghị định thư này?
Tôi cho rằng các doanh nghiệp sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai Nghị định thư xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc. Bởi doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu, nên nắm rất chắc những đòi hỏi, yêu cầu của thị trường Trung Quốc về các quy định, quy cách đóng gói, nhãn hàng hóa, bao bì…
Vì vậy, tôi đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc nghiên cứu thật kỹ Nghị định thư. Đồng thời tham khảo các đối tác Trung Quốc đã từng nhập khẩu sữa từ những nước cũng có thỏa thuận xuất khẩu sữa sang Trung Quốc như Nga, Israel, Úc, New Zealand…, xem khả năng quản lý, giám sát, thực hiện của họ như thế nào để xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc, và thông tin lại cho Cục Thú y.
Về giám sát dịch bệnh và chất tồn dư theo yêu cầu của Nghị định thư, Cục Thú y sẽ chỉ đạo các phòng chức năng rà soát, dự toán kinh phí để báo cáo Bộ NN-PTNT bố trí ngân sách. Tuy nhiên, nếu việc bố trí kinh phí cho những công việc này có khó khăn, thì rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp. Như trong ngành hàng tôm, hiện các doanh nghiệp đang chủ động lấy mẫu gửi tới các cơ quan xét nghiệm và chịu toàn bộ chi phí cho khâu lấy mẫu.
Ngoài chương trình quốc gia giám sát dịch bệnh, giám sát chất tồn dư, các doanh nghiệp sữa cũng cần chủ động trong việc kiểm tra các chỉ tiêu trong sữa nguyên liệu. Ở các nước khác, người ta rất coi trọng sự chủ động kiểm soát chất lượng sữa của chính doanh nghiệp.
Nguồn:www.nongnghiep.vn