Top 10 công ty dược uy tín năm 2023
21:16 - 29/11/2023 618
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Ngày 28/11/2023, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2023.
Top 10 Công ty Dược uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2023.
Danh sách 1: Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2023
Trong danh sách Top 10 Công ty dược Việt Nam uy tín năm 2023 nhóm ngành sản xuất dược phẩm, đứng số 1 là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, tiếp theo là Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty TNHH Sanoffi Aventis Việt Nam...
Danh sách: Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2023
Danh sách Top 5 Công ty đông dược Việt Nam uy tín vinh danh: Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần Nam Dược, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà; Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh.
Anh Khang M&E tự hào khi được trở thành là đơn vị đồng hành cùng với hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm lớn này. Với sự tận tâm, uy tín của Anh Khang M&E hi vọng sẽ được tiếp tục cùng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm và các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác
“Sức đề kháng” của ngành dược trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm
Nhìn lại chặng đường từ đầu năm đến nay, sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh đầy khởi sắc trong 6 tháng đầu, sức cầu thấp trên diện rộng đã khiến đà tăng trưởng của ngành dược giảm tốc trong quý III và chứng kiến lợi nhuận phân hóa giữa các doanh nghiệp. So với kết quả khảo sát của Vietnam Report cách đây một năm, tỷ lệ số doanh nghiệp ngành dược tăng trưởng về doanh thu có sự sụt giảm trong khi ở chiều ngược lại, 26,3% số doanh nghiệp trong ngành ghi nhận doanh thu kém hơn cùng kỳ (+12,0% so với năm 2022). Tuy nhiên, xét chung 10 tháng đầu năm 2023, gam màu tích cực vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, với đa số doanh nghiệp dược ổn định và duy trì nhịp tăng trưởng về doanh thu (73,7% số doanh nghiệp) và về lợi nhuận (78,9% số doanh nghiệp). Nhìn chung, với vị thế là một ngành thiết yếu, ít chịu ảnh hưởng từ những “rung lắc” của thị trường và sự suy giảm của kinh tế, trong bối cảnh ảm đạm của đa số lĩnh vực từ đầu năm đến nay, ngành dược dù không hoàn toàn “miễn dịch” song vẫn là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau 10 tháng đầu năm 2023, tình hình chung của kênh phân phối thuốc ở các bệnh viện (ETC – thuốc có kê đơn) chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt. Trong đó, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của kênh này đến từ việc các quy chế đấu thầu thuốc trong bệnh viện đã được nới lỏng và thông thoáng hơn. Điển hình là Luật khám, chữa bệnh 15/2023/QH15 tạo điều kiện cho các bệnh viện công tự chủ về nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất để phù hợp với nhu cầu khám bệnh, khắc phục tình trạng ùn tắc tại bệnh viện, bệnh nhân phải chờ đợi do cơ sở y tế thiếu máy móc, thiết bị. Nhờ vậy, lưu lượng bệnh nhân tới khám, chữa bệnh tại bệnh viện gia tăng, thúc đẩy tiêu thụ sản lượng thuốc trên kênh ETC. Bên cạnh đó, việc gia hạn số đăng ký thuốc (Nghị quyết 80/2023/QH15) có hiệu lực từ tháng 1/2023, Thông tư số 06/2023/TTBYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến đấu thầu thuốc, giá thuốc có hiệu lực kể từ ngày 27/04 hay Nghị định số 07 và Nghị quyết số 30 ban hành vào tháng 3 của Chính phủ đã giải quyết phần nào những khó khăn trước mắt cho bệnh viện và doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, đặc biệt là việc tổ chức mua sắm đấu thầu và gia hạn giấy lưu hành thuốc, giúp hoạt động đấu thầu thuốc ETC sôi động hơn trong những tháng cuối quý II, lượng hàng cung cấp có dấu hiệu cải thiện và tương đối đầy đủ tại các bệnh viện, thuốc ngoại được nhập về nhiều hơn so với trước đây.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh ở mảng OTC (thuốc không kê đơn) có dấu hiệu đi ngang, thậm chí suy giảm nhẹ và đang trong giai đoạn “vàng thau lẫn lộn” - theo nhận định của phần lớn chuyên gia ngành dược chia sẻ với Vietnam Report. Trước tiên, sức mua qua kênh OTC bị ảnh hưởng phần nào bởi sức cầu yếu đi khi thu nhập người tiêu dùng giảm, theo đó đã duy trì tăng trưởng trong quý I, có xu hướng giảm từ quý II và đà tăng nửa cuối năm cũng gặp nhiều thách thức. Ngoài ra, sau thời kỳ dịch bệnh kéo dài, lợi dụng sự rối ren của thị trường trong giai đoạn nhu cầu sử dụng, tích trữ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm về đường hô hấp tăng đột biến, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đã bùng nổ trong khi việc kiểm soát chất lượng còn nhiều khó khăn, có những sản phẩm hàng giả, hàng nhái xuất hiện, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của thị trường dược.
Điểm lại những khó khăn từ đầu năm đến nay, top 5 khó khăn lớn nhất theo đánh giá của các doanh nghiệp dược bao gồm: (1) Kinh tế tăng trưởng chậm; (2) Cầu tiêu dùng yếu; (3) Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; (4) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; và (5) Sức ép từ tỷ giá gia tăng. Trong năm 2023, biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào hay rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cầu gia tăng không còn là các vấn đề nóng nhất như năm trước và nhường chỗ cho câu chuyện tăng trưởng chậm của nền kinh tế, song vẫn nằm trong top 5 thách thức được nêu tên. Trên thực tế, thị trường dược Việt Nam còn thiếu tính ổn định, do nguyên liệu sản xuất phụ thuộc tới 90% vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Sự phụ thuộc này khiến ngành dược nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, giá nhập khẩu hay những cú sốc về nguồn hàng. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp đều tập trung sản xuất các loại thuốc phổ biến trên thị trường, trong khi đó các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại chưa nhận được sự quan tâm tương xứng. Các công ty dược trong nước hiện nay chủ yếu tập trung sản xuất các loại thuốc generic có giá trị thấp, giá rẻ, khả năng cạnh tranh kém, dẫn đến tình trạng vừa phải cạnh tranh với các loại thuốc generic nhập khẩu, vừa cạnh tranh nội bộ ngành. Do đó, tồn tại tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành phân khúc thị trường.
Nguồn: Vietnam Report
Công ty Cổ phần Cơ điện Phòng sạch Anh Khang Hotline: 1900 636 814 Email: info@akme.com.vn Website: akme.com.vn Add: Lô B7 Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. |