Chỉ chiếm 10% thị phần, các hãng mỹ phẩm Việt vẫn đang "sống khoẻ"

16:43 - 08/10/2020 2706

Bộ Công Thương đề nghị sớm cho phép nghiên cứu đề xuất ban hành Luật Thương mại điện tử
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)

Thời gian gần đây, việc bắt gặp những đoạn quảng cáo về mỹ phẩm trắng da, trị mụn ngày càng thường xuyên và dày đặc trên mạng xã hội, đặc biệt facebook. Tạm thời không nói đến chất lượng cũng như tính kiểm định an toàn sản phẩm, điều này cho thấy nhu cầu về các dòng mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm của người tiêu dùng Việt Nam đang gia tăng mạnh.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam tăng mạnh nhất Đông Nam Á

Thực tế, thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện ghi nhận doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 700 triệu USD. Theo Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt cho mỹ phẩm chưa nhiều, bình quân chỉ 4 USD/người/tháng, trong khi con số tại quốc gia tương đồng lận cận là Thái Lan vào mức 20 USD. Song, Việt Nam lại đang là một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á về ngành mỹ phẩm. Trong đó, mức tăng trưởng được thể hiện qua số lượng người trang điểm gia tăng cũng như số tiền họ sẵn sàng chi trả cho các dòng mỹ phẩm.

Xét về cảm quan, điều này cũng dễ hình dung khi ngoại hình đang trở nên quan trọng hơn trong thời đại mới, người tiêu dùng theo đó chi tiêu nhiều hơn cho việc làm đẹp, không chỉ mỹ phẩm mà cả những liệu trình chăm sóc tại các spa, phòng khám da liễu. Theo báo cáo Insight Handbook 2019 của Kantar Worldpanel, số tiền chi tiêu trung bình cho các loại sản phẩm như tẩy trang, dưỡng ẩm và kem chống nắng tăng đều với cấp số nhân trong 4 năm qua.

Chỉ chiếm 10% thị phần, các hãng mỹ phẩm Việt vẫn đang "sống khoẻ"

Mặc dù vậy, thị trường mỹ phẩm nội địa lại đang là sân chơi của những thương hiệu ngoại. Tính đến cuối năm 2018, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt vào khoảng 2,3 tỷ USD, với 90% tỷ trọng thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm Tp.HCM cung cấp, Hàn Quốc hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần; EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%; tiếp theo là Nhật Bản 17%, Thái Lan 13%, Mỹ 10%…

Với thế mạnh về thương hiệu, marketing cũng như kênh phân phối (chiếm hầu hết các kênh hiện đại như TTTM), các thương hiệu ngoại dù thắng thế song vẫn không thể thống trị được toàn bộ thị trường. Theo chia sẻ người trong cuộc, L'Oréal (đến từ Pháp với các thương hiệu Lancome, LOreal Paris, Maybelline New York…) hay AmorePacific (đến từ Hàn với các thương hiệu Laneige, Mamonde, Sulwhasoo, Etude House, Innisfree…) khó để đáp ứng chính xác "insight" của người Việt. Điều này lý giải cho việc một số thương hiệu nội với các dòng chuyên biệt vẫn sống khoẻ hàng chục năm nay. Chưa kể, M.O.I Cosmetics với sứ mệnh tạo dòng mỹ phẩm riêng cho người Việt đi kèm mức giá phải chăng đang tăng trưởng khá tốt, dù chỉ vừa ra mắt vào đầu năm 2018.

Các hãng nội địa vẫn sống khoẻ

Theo số liệu chúng tôi có được, doanh thu Saigon Cosmetics 10 năm qua đây liên tục tăng trưởng với mức tăng trung bình hơn 15%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2016-2019 doanh thu thậm chí tăng mạnh với tỷ lệ bình quân lên đến 20%/năm, con số tại chỉ tiêu lợi nhuận gộp đạt 30% mỗi năm.

Được biết, Saigon Cosmetics tiền thân là hãng nước hoa Imortel trước năm 1975. Lúc bấy giờ, doanh nghiệp ghi ấn mạnh với thị trường nhờ sáng kiến chai xịt nén, thay cho cách dùng truyền thống là nhỏ từng giọt lên da. Một số thương hiệu lớn phải kể đến nước hoa Saigon N1; Saigon Imortel; dầu gội đầu Sài Gòn; dầu gội đầu New Shampoo và thương hiệu Miss Saigon.

Công ty có kênh phân phối chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các khu chợ, mỗi năm tiêu thụ khoảng hàng trăm ngàng chai nước hoa với giá trung bình 60.000 đồng/1 chai 50ml. Ngoài ra, Công ty cũng xuất khẩu qua Campuchia, Lào, Thái Lan... chiếm khoảng 40% doanh thu. Năm 2018, sau 10 năm thành công ty đại chúng, Saigon Cosmetics được 2 cổ đông chiến lược rót vốn, bao gồm Chứng khoán HSC.

Tương tự, Lan Hảo Cosmetics – chủ quản thương hiệu Thorakao cũng chọn thị trường xuất khẩu là chủ lực. Trong nước, doanh thu những năm gần đây của Công ty khá ổn định với 25-26 tỷ/năm.

Đặc biệt, M.O.I Cosmetics chỉ sau 3 năm ra mắt, Công ty hiện đã chính thức có lợi nhuận sau thuế 7 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 đạt 84 tỷ - tăng hơn 2 lần so với năm 2018 và vượt kỳ vọng. Tính đến nay, M.O.I đã tiêu thụ được 1,5 triệu sản phẩm, với danh mục cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày cho phụ nữ Việt Nam, từ son, phấn nền, má hồng, chì kẻ mày, đến mặt nạ.

Doanh thu một số thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam

Dù khá non trẻ, song với thế mạnh về truyền thông, cũng như đầu tư bày bản cùng chất lượng, màu sắc, giá thành thiết kế phù hợp với người Việt, M.O.I Cosmetics hướng đến tạo một thương hiệu mỹ phẩm riêng.

Theo đại diện hãng, người Việt ngày càng chú trọng việc chăm sóc da, đặc biệt giữa bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm. Hay nhìn từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan… khi hệ thống giao thông hoàn thiện, dân văn phòng học sinh sinh viên Việt Nam sẽ chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm trang điểm: dư địa thị trường theo đó còn khá nhiều.

Nguồn: cafef.vn