GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%

21:27 - 30/06/2021 361

Ngày 29/6, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021. Vượt qua nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, GDP 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 5,64%.

Tập đoàn Quanta đầu tư 120 triệu USD xây dựng phòng sạch class 100 sản xuất máy tính tại Nam Định
Bạn có biết kích thước các hạt bụi trong không khí?
THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024
Top 10 nhà máy gia công mỹ phẩm uy tín nhất Việt Nam 2023
Thiết kế thi công hệ thống điều hoà phòng server trọn gói

GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%

Vượt qua nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, GDP 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 5,64%.

Ngày 29/6, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2021.

Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 0,39% của quý II/2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 6,73% của quý II các năm 2018 và 2019; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%.

Về sử dụng GDP quý II/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 6,05%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,81%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 28,53%.

Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4/2021 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

"Kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2021", Tổng cục Thống kê đánh giá.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,61%; khu vực dịch vụ chiếm 41,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,11%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã tác động đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 giảm nhẹ so với tháng trước.

Nhưng tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4%; nhập khẩu đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1%.

Về xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (kể cả dầu thô) đạt 116,74 tỷ USD, tăng 33%, chiếm 74,1%. Khu vực kinh tế trong nước đạt 40,89 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 25,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 31,2%; nhóm hàng nông, lâm sản đạt 11,58 tỷ USD, tăng 15,8%; nhóm hàng thủy sản đạt 4,05 tỷ USD, tăng 12,4%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,9 tỷ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 24,4 tỷ USD, tăng 24%. Thị trường EU đạt 19,3 tỷ USD, tăng 17,4%. Thị trường ASEAN đạt 13,8 tỷ USD, tăng 26%. Hàn Quốc đạt 10,5 tỷ USD, tăng 14,7%. Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD, tăng 6,9%.

Về nhập khẩu, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,9 tỷ USD, tăng 30,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 103,2 tỷ USD, tăng 39,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2021 có 31 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 87,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 72 tỷ USD, tăng 33%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 77,35 tỷ USD, tăng 40,2%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,78 tỷ USD, tăng 28%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,4 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Xếp thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 25,2 tỷ USD, tăng 21,1%. Thị trường ASEAN đạt 20,9 tỷ USD, tăng 47,7%. Tiếp đó là đến Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.

Chỉ số GDP

Còn nhiều nỗi lo

Việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là tín hiệu tích cực, bởi đây là thị trường rất rộng lớn và còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng tốt nhất cơ hội từ thị trường này cũng như vượt qua được những rủi ro là bài toán đang được đặt ra.

Đơn cử như các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, trái cây... đến nay vẫn chỉ xuất khẩu với số lượng rất nhỏ sang thị trường Mỹ. Nguyên nhân là tiêu chuẩn chất lượng không đạt yêu cầu; các mặt hàng nông sản hiện chủ yếu xuất khẩu thô sang Trung Quốc.

Điều này đặt ra cho doanh nghiệp xuất khẩu và cả người nông dân, nhà sản xuất phải thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng về các tiêu chuẩn của Mỹ đặt ra như mã số vùng trồng, rau quả tươi phải được chiếu xạ, nhà máy đóng gói phải đạt chuẩn do Mỹ cấp...

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn dẫn ý kiến giới phân tích cho hay, còn nhiều thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải nếu muốn đưa hàng vào thị trường Mỹ, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, thói quen của người dùng thay đổi. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải kịp thời nhận biết xu hướng này.

Ngoài việc chuẩn bị năng lực sản xuất, điều kiện tham gia thị trường, doanh nghiệp còn phải đáp ứng đúng nhu cầu mới của thị trường như mua sắm trực tuyến, thiết kế sản phẩm, đóng gói bao bì thế nào để tận dụng ngay thị trường khi cơ hội mở ra sau đại dịch.

Đáng chú ý, với thị trường Mỹ, khi tham gia hợp tác đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Hiện nay, theo các chuyên gia, cơ quan chức năng Mỹ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng nhiều lần khuyến cáo Việt Nam cần phải cẩn trọng để không trở thành nạn nhân đáng tiếc trong việc trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tăng cao xuất khẩu khiến phía Mỹ sẽ chú ý đến thị trường Việt Nam để kiểm soát.

Như ngành gỗ, thời gian qua có không ít ý kiến lo ngại ngành gỗ Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư “núp bóng”, đầu tư “chui” của một số nhà đầu tư ngoại ở thị trường Trung Quốc nhằm lẫn tránh thuế cao do Mỹ áp với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến nhiều rủi ro thương mại mà phía Mỹ sẽ có các biện pháp hành động trừng phạt hoặc phòng vệ thương mại.

Trước đó, vào cuối năm 2020, Mỹ đã cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Rất may sau đó, Việt Nam đã chứng minh và được phía Mỹ chấp nhận, không áp dụng biện pháp trừng phạt.

Về phía thị trường nhập khẩu, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là máy móc, thiết bị nhờ giá rẻ, dễ tiếp cận.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc cũng đi kèm với rủi ro Việt Nam phải hứng 'rác' từ Trung Quốc. Quốc gia này đang thực hiện chuyển đổi mạnh nền kinh tế công nghiệp thâm dụng năng lượng, nhân công, nguyên liệu sang công nghiệp công nghệ cao, tự động hóa, nhiều loại máy móc đã bị thải loại trong quá trình chuyển đổi này và đích đến là nước nhận đầu tư hoặc mua máy móc kém chất lượng.

 Nguồn: báo Đất Việt

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội