Ngộ độc thực phẩm, nỗi lo của người sử dụng thực phẩm
10:23 - 05/05/2021 406
Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày được quan tâm và chú trọng đến, các xưởng sản xuất cũng phải được yêu cầu xây dựng theo tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm để dần đẩy lùi được căn bệnh này.
Anh Khang Cleanroom tiếp nhận sinh viên thực tập trường Bách Khoa
Thủ tướng yêu cầu trình Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong tháng 5/2024
Tập đoàn Quanta đầu tư 120 triệu USD xây dựng phòng sạch class 100 sản xuất máy tính tại Nam Định
Bạn có biết kích thước các hạt bụi trong không khí?
Ngộ độc thực phẩm, nỗi lo của người sử dụng thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm không phải là một vấn đề hiếm gặp. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.
Thực phẩm không đảm bảo tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày được quan tâm và chú trọng đến, các xưởng sản xuất cũng phải được yêu cầu xây dựng theo tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm để dần đẩy lùi được căn bệnh này.
Tìm hiều về ngộ độc thực phẩm
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.
Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.
Tác hại của ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy
- Đau bụng
- Sốt
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Chán ăn
- Đau cơ
- Ớn lạnh
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là gì?
Bạn có thể bị ngộ độc nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc tố, thường đến từ:
Bản chất nguồn gốc thực phẩm chứa sẵn độc tố
Thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc hóa chất
Nấm mốc phát triển từ thức ăn để lâu bị ôi thiu
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn bất cứ lúc nào, ví dụ như khi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Hoặc các loại thực phẩm không được chế biến trong phòng sạch thực phẩm.
Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng ngộ độc thực phẩm, bác sĩ sẽ đề xuất hướng điều trị phù hợp. Chúng có thể gồm:
Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn
Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn
Sử dụng một số loại thuốc như loperamide hoặc bismuth subsalicylate nếu bạn không sốt và không tiêu chảy ra máu
Chế độ sinh hoạt phù hợp
>>> Bạn có biết: Yêu cầu về thiết kế và xây dựng phòng sạch thực phẩm
Người nhập viện vì bị ngộ độc
Các cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Việc này có thể gồm:
- Đối với người tiêu dùng:
Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng
Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp
Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ
Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi
Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ
Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn
- Đối với xưởng sản xuất thực phẩm:
Các xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm phải được xây dựng theo tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm, làm giảm thiểu sự ra vào và lưu giữ các hạt trong không khí, đồng thời kiểm soát được các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khi cần thiết, giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm chéo của sản phẩm trong quá trình sản xuất
Tiêu chuẩn của phòng sạch thực phẩm
Nhà xưởng sản xuất thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn quốc tế: HACCP, ISO22000, BRC, IFS, SQF.
Hiện nay tiêu chuẩn HACCP được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rất phổ biến xưởng chế biến, phòng sạch thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được tổ chức Codex – Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc thừa nhận.
Về mặt thiết kế trong phòng sạch thực phẩm
Trong phòng sach thực phẩm cũng phải tuân thủ nhiều quy tắc để đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Phải chọn các loại vật liệu bền bỉ cho cấu trúc kết cấu xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho việc vệ sinh, bảo dưỡng khi cần thiết
Chất liệu để làm sàn nhà trong phòng sạch thực phẩm phải dễ dàng vệ sinh, thoát nước tốt, trần nhà và tường nhà thì hạn chế bám bụi để tránh việc bụi bay vào trong quá trình sản xuất.
Có hệ thống xử lý không khí tốt, có thể làm lạnh nếu cần để đảm bảo độ tươi của thực phẩm. Có bộ lọc khí chuẩn để hạn chế được tối đa vi khuẩn đi vào qua đường không khí
Phòng sạch thực phẩm
Trên đây là những tác hại của ngộ độc thực phẩm và tầm quan trọng của phòng sạch thực phẩm đối với sức khỏe người dùng thực phẩm. Mọi người nên lưu ý chọn cho mình những sản phẩm tốt để tránh những điều đáng tiếc xảy ra nhé.
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ tại đây:
Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang Hotline: 1900 636 814 Email: info@akme.com.vn Website: akme.com.vn Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội |