FDI là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp FDI
09:53 - 13/03/2021 648
Nhà nước ta luôn có chủ trương lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn gọi là FDI. Đặc biệt trong bối cảnh covid 19 hiện nay, Việt Nam càng cần những giải pháp để có thể thu hút FDI hiệu quả. Vậy chính xác FDI là gì, và tầm quan trọng của nó thế nào?
Bộ Công Thương đề nghị sớm cho phép nghiên cứu đề xuất ban hành Luật Thương mại điện tử
TP.HCM phát triển thuốc công nghệ cao
Quốc hội xem xét nhiều quy định mới đưa ngành Dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 11/10/2024)
FDI là gì? Những điều cần biết về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Nhà nước ta luôn có chủ trương lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay còn gọi là FDI. Đặc biệt trong bối cảnh covid 19 hiện nay, Việt Nam càng cần những giải pháp để có thể thu hút FDI hiệu quả. Vậy chính xác FDI là gì, và tầm quan trọng của nó thế nào? Cùng Anh Khang M&E tìm hiểu thông tin chi tiết thông qua bài viế sau đây nhé
FDI là gì?
FDI là gì?
FDI được viết tắt từ cụm từ Foreign Direct Investment hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân, tổ chức ở một quốc gia vào một quốc gia khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích chính là thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Một cách dễ hiểu hơn, bạn có thể hiểu như sau: FDI xảy ra khi có một nhà đầu tư từ một nước (gọi là nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) và có quyền quản lý số tài sản đó. Vậy có thể dễ thấy phương diện quản lý chính là thứ phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Định nghĩa về doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.
Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại.
Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.
Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.
Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình.
Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.
Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ tại đây:
Công ty TNHH Thương mại & Kỹ thuật Anh Khang Hotline: 1900 636 814 Email: info@akme.com.vn Website: akme.com.vn Add: Số 184 Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội |