Nghành Dược Việt Nam 2023 : Những thay đổi cơ hội và thách thức

09:04 - 10/02/2023 2800

Ủy ban Codex quốc tế ban hành tài liệu tiêu chuẩn chung Codex về Phụ gia thực phẩm Codex Standard 192-1995 (phiên bản 2023)
Danh sách các đợt đánh giá Thực hành tốt (GxP) đã tiến hành năm 2024 (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các cơ sở trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GLP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Danh sách các CSSX trong nước đạt tiêu chuẩn nguyên tắc GMP (Cập nhật tới ngày 18/03/2024)
Công văn số 797/QLD-CL về việc công bố kết quả đánh giá đáp ứng GMP của cơ sở sản xuất nước ngoài (Đợt 35)

1. Doanh nghiệp dược tăng trưởng thuận lợi

Theo Vietnam Report, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng đang gia tăng nhanh chóng. Nỗ lực của Chính phủ nhằm làm cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn với giá cả phải chăng là một trong những động lực phát triển ngành. Thêm vào đó, Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; nhận thức của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cao hơn, khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người nói riêng sẽ nhiều hơn.

Thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt giá trị 16,2 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 6,0% GDP. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỷ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỷ USD năm 2021, dự kiến đạt 23,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR (2020-2030) là 7,6%. Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỷ USD trong năm 2021.

 

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021

Theo khảo sát của Vietnam Report triển khai trong tháng 10-11/2022, gần 90% số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm cho biết doanh thu tăng lên, gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Theo nhận định của phần lớn các chuyên gia, đại dịch COVID-19 đã tạo ra chuyển dịch nhanh hơn trong cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm theo nhiều cách khác nhau.
Một là, dịch bệnh bùng phát đã khiến người dân hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời họ cũng chuyển sang mua thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19 tại kênh nhà thuốc.
Hai là, sự gia tăng tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức khỏe trong bối cảnh "sống chung với COVID-19”.
Ba là, nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử).
Bốn là, kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc. Tất cả những nhân tố trên đã khiến tốc độ doanh thu TTM (trailing 12 months) của kênh ETC (từ bệnh viện) bị suy giảm kể từ đầu năm 2021, mặc dù đã có tín hiệu cải thiện vào quý 1/2022.

Ngược lại, doanh thu TTM của kênh OTC (từ nhà thuốc) duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý 1/2022. Có thể dễ dàng quan sát điều này thông qua sự mở rộng mạng lưới mạnh mẽ của hàng loạt chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu, Pharmacity, An Khang… trong năm vừa qua. Theo kế hoạch, tổng số nhà thuốc của ba chuỗi bán lẻ này có thể lên đến con số 7.300 trong năm 2025, tương đương 16% thị phần.

Sau khi chứng kiến mức giảm liên tục trong 9 tháng cuối năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành thuốc, hóa dược và dược liệu đã bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại trong quý 1/2022, khởi sắc vào quý 2 với mức tăng trưởng 24,6% - gần đạt mức tăng trưởng so với cùng thời điểm năm 2020 khi đại dịch chưa bùng phát tại Việt Nam. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chỉ số này đạt tăng trưởng 18,3%.

  1. 4 thách thức với doanh nghiệp dược

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, xung đột Nga - Ukraine kéo theo khủng hoảng năng lượng và nhiều nền kinh tế lớn đang rơi vào suy thoái, kinh tế trong nước cũng liên tiếp gặp nhiều cú sốc, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng, ngành dược phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ.

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, top 4 thách thức ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bao gồm: (1) Rủi ro từ chuỗi cung ứng, chi phí hậu cần gia tăng; (2) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành; (3) Sự leo thang chi phí nguyên liệu thô; và (4) Sức ép từ tỷ giá gia tăng.

Top 4 khó khăn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược

Thách thức hàng đầu xuất phát từ việc ngành dược trong nước còn phải nhập khẩu dược liệu từ nước ngoài với tỷ lệ khá cao, lên tới 80%-90%. Trong đó, số nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lên tới 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu.

Dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại Việt Nam đã khiến cho nhu cầu đối với dược liệu nói chung và hoạt chất API nói riêng tăng cao. Trong khi đó, thị trường thuốc nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu đột biến này.

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rõ sự lúng túng của doanh nghiệp trong nước khi chuỗi cung ứng thuốc từ các nước bị đứt gãy. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến ngành dược chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, nguồn hàng cung cấp; thêm vào đó là chi phí nhập khẩu khiến giá thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo số liệu thống kê từ giữa năm 2018, giá nhiều nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ 15-80%, điều này khiến cho lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp giảm sâu. Bên cạnh đó, phụ thuộc quá lớn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài dễ gây ra những rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều đáng nói ở đây là mặc dù có nguồn dược liệu rất đa dạng nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dược liệu với tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do kỹ thuật trồng, chế biến, chiết xuất dược liệu còn chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa được đầu tư đúng mức.

Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng mừng khi mà 64,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết họ nỗ lực nghiên cứu thị trường, sản xuất ra các loại thuốc phù hợp với nhu cầu của người dân, tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. 85,7% số doanh nghiệp gia tăng chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm trong năm vừa qua. 57,1% số doanh nghiệp nâng cấp, đầu tư nhà máy đạt chuẩn quốc tế. 42,9% số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu thuốc và tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất nguyên liệu (mua bằng phát minh, sáng chế, hợp tác…).

Tín hiệu tích cực trong hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp dược Việt Nam

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là thách thức không mới đối với ngành dược, được 78,6% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2023.

Theo chia sẻ của lãnh đạo các doanh nghiệp, điểm yếu của doanh nghiệp trong nước chính là thị phần phân tán, quy mô nhỏ và tiềm lực tài chính còn mỏng. Khả năng tăng đầu tư vào nghiên cứu và trang bị công nghệ sản xuất bị hạn chế, khó khăn trong đầu tư dự án quy mô lớn, trong việc mua các sáng chế về dược, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm….

Hầu hết các doanh nghiệp nội địa đều tập trung sản xuất các loại thuốc phổ biến trên thị trường, trong khi đó các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại lại không được quan tâm. Từ đó gây nên tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp trong nước. Phân khúc thuốc đặc trị, chuyên khoa… với giá trị cao hoàn toàn do các doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh.

  1. Triển vọng ngành dược trong thời gian tới

IQVIA dự báo đến năm 2025, thị trường dược phẩm toàn cầu được thiết lập trị giá 1,7 nghìn tỷ USD (theo giá nhà sản xuất) còn Fitch Solutions ước tính doanh thu từ dược phẩm trong nước sẽ đạt trên 7,5 tỷ USD, chiếm gần 1,8% GDP.

Động lực của ngành dược trong dài hạn là sự đầu tư của các đơn vị dược phẩm đa quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mở rộng bảo hiểm y tế xã hội và nhân khẩu học cả nước.

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 69,2% số doanh nghiệp trong ngành có niềm tin rõ rệt vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 và 42,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan vào triển vọng ngành Dược trong năm tới.

Về cơ cấu, thuốc kê đơn được kỳ vọng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số dược phẩm trong những năm tới, nhờ nhu cầu chữa bệnh tăng cao, việc triển khai bảo hiểm y tế quốc gia, thu nhập tăng, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tốt hơn và sự phát triển của thuốc gốc. Thuốc kê đơn được dự báo đạt 5.754 tỷ USD vào năm 2025, chiếm tỷ trọng đáng kể là 76,6% tổng doanh thu bán thuốc với tốc độ tăng trưởng kép CAGR (2020-2025) đạt 8,4% (theo Fitch Solution).

Về lĩnh vực điều trị, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, nhu cầu đối với hai nhóm sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và điều trị, hỗ trợ điều trị ung thư có xu hướng gia tăng lớn nhất trong tối thiểu một năm tới, đạt 85,7%. Trong khi đó, nhóm sản phẩm vắc-xin và chống đông máu có xu hướng gia tăng thấp hơn, đạt 35,7%. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Xu hướng gia tăng nhu cầu đối với một số nhóm sản phẩm điều trị

Kết quả nghiên cứu tổng hợp của Vietnam Report chỉ ra 4 xu hướng chính định hình thị trường dược phẩm trong giai đoạn “bình thường tiếp theo”.

Thứ nhất là điều hướng “bình thường tiếp theo”. Đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lớn lên ngân sách chăm sóc sức khỏe toàn cầu do phải triển khai các chiến dịch vắc-xin lặp đi lặp lại. Trên thực tế, chi tiêu gia tăng cho COVID-19 toàn cầu ước tính đạt 251 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2026.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, khi các sáng kiến ban đầu về vắc-xin đã được thiết lập, ngành dược phẩm đang chuyển hướng sự chú ý sang quá trình phục hồi hậu COVID-19. Điều này có thể sẽ tạo ra những thay đổi cơ bản trong cách thức hoạt động của toàn ngành.

Ở cấp độ ngành, sự thay đổi có thể sẽ tập trung vào tối ưu hóa mạng lưới hoạt động, đáp ứng yêu cầu liên quan đến năng lực và hiệu quả tổng thể của toàn bộ hệ thống, lấy bệnh nhân làm trung tâm, theo đó các nghiên cứu và phát triển sẽ ưu tiên sức khỏe cộng đồng.

Ở cấp độ doanh nghiệp, sự thay đổi diễn ra theo hướng ưu tiên khả năng phục hồi hoạt động và tăng tốc các sáng kiến cho phép linh hoạt và minh bạch hơn. Điều này thể hiện thông qua việc áp dụng nhiều hơn các công cụ kỹ thuật số và phân tích cũng như tự động hóa.

Thứ hai là tầm quan trọng của sự ổn định chuỗi cung ứng. Đại dịch đã củng cố mạnh mẽ rằng chuỗi cung ứng có thể gặp rủi ro đáng kể khi phụ thuộc quá mức vào một điểm. Ví dụ: 90% tổng số đơn thuốc tại Mỹ là sản phẩm gốc, nhưng khoảng 87% cơ sở dược phẩm hoạt tính (API) được đặt ở nước ngoài, có nguy cơ hạn chế tiếp cận với vắc-xin và thuốc. Điều này đã khiến nhiều hãng dược buộc phải xem xét chuyển các trung tâm sản xuất-cung ứng đến gần thị trường cuối cùng của mình.

Thứ ba là chuyển từ điều trị sang phòng ngừa. Để bền vững trong dài hạn, rõ ràng các chiến lược chăm sóc sức khỏe phải tập trung vào phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Thay vì ưu tiên điều trị những người đã bị bệnh và chỉ phát triển vắc-xin cho các bệnh truyền nhiễm, xu hướng tập trung vào việc phòng ngừa và khám phá tiềm năng của vắc-xin trong các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như một số bệnh ung thư được dự báo sẽ gia tăng trong thời kỳ bình thường tiếp theo.

Ngoài ra, bệnh nhân không còn là người thụ động tham gia vào việc chăm sóc của chính mình. Giáo dục và tài liệu về sức khỏe ngày càng phổ biến, cộng với những hứa hẹn mới về phần thưởng cho lối sống lành mạnh hơn, đang ngày càng trao quyền và thúc đẩy bệnh nhân kiểm soát sức khỏe của bản thân. Điều này đang định hình đáng kể cách ngành công nghiệp dược phẩm nhìn nhận bệnh nhân.

Đại dịch đã buộc ngành y tế, vốn thường tụt hậu so với các lĩnh vực khác khi áp dụng các công nghệ và hệ thống thân thiện với người tiêu dùng, để mang lại cho bệnh nhân tiếng nói lớn hơn. Đa số các hãng dược phẩm lớn đã bắt đầu hành trình hướng tới việc đặt bệnh nhân lên hàng đầu trong việc phát triển thuốc. Các chuỗi cung ứng cũng đang dần lấy bệnh nhân làm trung tâm hơn do việc tăng cường áp dụng các công cụ kỹ thuật số, sức khỏe từ xa và hệ sinh thái dựa trên ứng dụng.

Thứ tư là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Ngành dược phẩm đã vượt qua thách thức lớn nhất mà COVID-19 đặt ra, thể hiện qua sự đổi mới nhanh chóng và các công nghệ mới được phát triển trong thời kỳ khủng hoảng - chẳng hạn như vắc-xin dựa trên mRNA.

Bên cạnh những những tiến bộ liên tục trong công nghệ vắc-xin, y học chính xác - bao gồm y học dự đoán và cá nhân hóa - được dự báo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận các liệu pháp.

Y học chính xác là một cách tiếp cận mới nổi để điều trị và phòng ngừa bệnh có tính đến sự biến đổi của từng cá nhân về gen, môi trường và lối sống; qua đó cho phép các bác sĩ dự đoán chính xác hơn liệu pháp sẽ hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Những tiến bộ trong y học chính xác đã dẫn đến những khám phá mới mạnh mẽ và những phương pháp điều trị được FDA (Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng cá nhân, chẳng hạn như cấu tạo gen hoặc cấu trúc di truyền của một loại khối u ung thư. Trong tương lai, thị trường này sẽ được hỗ trợ bởi sự phát triển của các khả năng chẩn đoán mới, ví dụ: thiết bị đeo và khả năng thu thập dữ liệu.

Nếu các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm muốn tồn tại và phát triển trong một tương lai được xây dựng dựa trên các liệu pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và cá nhân hóa, thì đã đến lúc hình dung lại các mô hình kinh doanh truyền thống và nắm lấy các công nghệ mới đặt bệnh nhân là trung tâm.

Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra Top 3 chiến lược mà doanh nghiệp dược dự kiến sẽ tập trung trong giai đoạn bình thường tiếp theo bao gồm: (1) Nghiên cứu các sản phẩm thuốc mới, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên; (2) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đáng chú ý, hoạt động phát triển bền vững nhận được mức tăng cường ưu tiên nhiều nhất trong dài hạn, đạt 64,3%.

Chiến lược trọng tâm trong ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dược

 

Thị trường ngành TPBVSK nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng đang gia tăng nhanh đây là là thị trường đầy hứa hẹn để phát triển ở Việt Nam. Vì vậy để nâng cao hiệu quả các tiêu chuẩn của ngành dược trong nước, nhu cầu ngày càng cao đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, các doanh nghiệp dược phẩm ngày một hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn như PIC/S-GMP của khối nước PIC/S, EU-GMP của châu Âu hay JAPAN-GMP của Nhật Bản. Anh Khang Cleanroom là đơn vị:  tư vấn - thiết kế - cung cấp - thi công phòng sạch hàng đầu tại Việt Nam

Nguồn Vietnam Report  : Công bố Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2022 (vietnamreport.net.vn)