Những điều cần biết về tiêu chuẩn ISO 22000

10:57 - 13/06/2023 449

Toàn bộ thông tin về chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn nước theo quy định của Bộ Y Tế cập nhật mới nhất 2024
Cập nhật tiêu chuẩn ISO 14644, TCVN 8664 mới nhất 2024
Định nghĩa khu vực cấp sạch không phân loại
Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 11737-1: Kiểm tra vi sinh vật trên thiết bị y tế

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Nó yêu cầu gì từ các doanh nghiệp về hệ thống an toàn thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn quốc tế? Cùng Anh Khang đi tìm hiểu thông tin chi tiết nhé

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Những điều cần biết về tiêu chuẩn ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

>>> Xem thêm: [MỚI NHẤT 2022] Quy trình và bộ hồ sơ tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức ISO

Tiêu chuẩn này được kết hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn ở mọi cấp độ

Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng trên sự tích luỹ kinh nghiệm từ việc vận dụng các khuyến nghị của CODEX do tổ chức lương thực và nông nghiệp cùng tổ chức Y tế thế giới soạn thảo năm 1963

Năm 2008, tiêu chuẩn ISO 22000 được giới thiệu là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có phiên bản mới nhất đươc cập nhật vào năm 2018

Hệ thống ATTP theo tiêu chuẩn ISO 22000

Hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đề cập đến các yêu cần và thủ tục quy trình để các đối tượng áp dụng đạt được các mục tiêu đã đề ra về ATTP

Việc xác định ứng dụng các tiêu chuẩn hệ thống ATTP có thể coi như doanh nghiệp đã đề ra chiến lược mang tính định hướng và đảm bảo có các hoạt động để đi đúng hướng đã đề ra

Tiêu chuẩn ISO 2200 đề cập chi tiết các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình từ khâu nguyên liệu, sản xuất, bao bì,… cho tới khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Với 10 điều khoản, các doanh nghiệp có thể vận dụng tối đa khả năng vận hành, kể cả khi kết hợp áp dụng với tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc ISO 14001

Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng bởi mọi loại hình tổ chức trong chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm thực phẩm và không phân biệt quy mô

Các nhà máy, xưởng sản xuất, chế biến phòng sạch thực phẩm

Các nhà bán lẻ

Nhà hàng dịch vụ buôn bán thực phẩm ăn uống

Doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho ngành thực phẩm

Bảo quản thực phẩm

Siêu thị, nhà phân phối sỉ lẻ thực phẩm

Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một trong những chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội. Việc thuân theo tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tác động đáng kể đến người tiêu dùng

Đối với doanh nghiệp

Xây dựng được một hệ thống quản lý ATTP chuẩn quốc tế

Tăng tính ổn định trong chuỗi cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thực phẩm

Linh hoạt trong việc xử lý và giảm thiểu các rủi ro gây mất vệ sinh ATTP

Thể hiện tính minh bạch trong các hoạt động quản lý doanh nghiệp

Nâng cao lòng tin và uy tín trong lòng khách hàng

Doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy kinh doanh, tăng doanh thu và quy mô sản xuất, hoạt động

Đối với người tiêu dùng

Giảm thiểu các rủi ro về ATTP

Có thể lựa chọn các nguồn cung câp thực phẩm uy tín

An tâm hơn khi sử dụng thực phẩm

Các yêu cầu cơ bản

Kế hoạch tổng thể được phát triển bởi lãnh đạo cấp bậc cao nhất

Có các mục tiêu cụ thể và phương hướng thực hiện kế hoạch đã đề ra

Có kế hoạch thiết kế và tài liệu hoá hệ thôgs

Có đội ATTP đủ điều kiện

Có kế hoạch sẵn có những tình huống khẩn cấp

Có các cuộc họp đánh giá hiệu suất FSMS

Có đủ nguồn lực nhân sự để FSMS được vận hành hiệu quả

Đảm báo đáp ứng tiêu chuẩn HACCP

Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm

Thiết lập hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Duy trì một quy trình được lập thành văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm

Điều khiển các thiết bị giám sát và đo lường

Thiết lập và duy trì, chương trình kiểm toán nội bộ

Liên tục cập nhật và cải tiến  FSMS

Những yếu tố chính của ISO 22000

Trao đổi thông tin tác nghiệp

Mục đích của việc này là có thể kiểm soát được toàn bộ quy trình của mình, bao gồm cả vấn đề giao tiếp trong nội bộ và giữa nội bộ với bên ngoài

Ngoài ra, cũng phải đề cao việc trao đổi giữa doanh nghiệp với NCC và khách hàng để làm rõ yêu cầu và những rủi ro có thể xảy ra

Quản lý hệ thống

Yếu tố này được xây dựng dựa trên thình trạng thực tế của doanh nghiệp với các tiêu chí về sự tham gia và cam kết của các cấp lãnh đạo, toàn bộ cán bộ nhân viên với môi trường làm việc và cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn

Tuỳ vào vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm mà các chương trình tiên quyết được đề ra là khác nhau. Các chương trình này phải

Thích hợp với nhu cầu của tổ chức

Phù hợp với quy mô và loại hình hoạt động của sản phẩm được sản xuất

Được áp dụng trên toàn bộ hệ thống

Được nhóm an toàn thực phẩm phê duyệt

Một số chương trình tiên quyết được áp dụng phổ biến như GAP, GVP, GMP, GPP,….

Các nguyên tắc HACCP

HACCP là một trong những nền tảng để xây dựng ISO 22000. Do đó để thực hiện ISO 22000 thì doanh nghiệp cũng cần đáp ứng được những nguyên tắc HACCP sau

Phân tích mối nguy

Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCP

Xác định các ngưỡng tới hạn của CCP

Thiết lập các thủ tục kiểm soát điểm tới hạn

Thiết lập các thủ tục kiểm soát điểm tới hạn

Thiết lập các hành động khắc phục

Thiết lập thủ thục kiểm tra, xác minh

Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ, tài liệu

Quy trình áp dụng ISO 22000 cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể tham khảo những bước sau đây

  1. Xác nhận thông tin doanh nghiệp thực phẩm trên các tiêu chí như địa điểm, quy mô, phạm vi áp dụng
  2. Khảo sát các điều kiện và bối cảnh của doanh nghiệp
  3. Đào tạo nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn ISO 22000:2018, đào tạo đánh giá nội bộ
  4. Hướng dẫn thiết lập hệ thống văn bản và quy trình, duy trì kết quả thực hiện
  5. Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý ATTP theo ISO 22000:2018, lập báo cáo đánh giá
  6. Hướng dẫn thực hiện các biện pháp, hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết những rủi ro phát sinh
  7. Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống tài liệu và thủ tục chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận
  8. Đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018. Thực hiện một số hành động khắc phục, cải thiện sau khi chứng nhận và nhận chứng chỉ

Hy vọng với những kiến thức về tiêu chuẩn ISO 22000 mà Anh Khang chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng xưởng thực phẩm sạch thì hãy liên hệ đến chúng tôi qua hotline nhé

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Phòng sạch Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Lô B7 Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.