Thủ tục xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất năm 2023

11:24 - 26/08/2023 278

Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn CGMP hiện nay
Chi tiết thủ tục và điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Xử lý nước RO trong sản xuất bia rượu an toàn thế nào?
Quy trình và đặc điểm của dây chuyền sản xuất sữa
Hướng dẫn thiết kế phòng sạch bệnh viện theo thông tư 18/2013/TT-BYT

Thủ tục xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2023 có gì khác so với trước đây? Cùng Anh Khang M&E đi tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé

Nhằm giảm thiểu nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động hoạt động có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy hồ sơ thủ tục cấp giấy phép này gồm những gì? Ở bài viết sau sẽ giúp doanh nghiệp có thể giải đáp được thắc mắc trên

Những cơ sở cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm thế nào?

>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất TPBVSK dạng siro đạt chuẩn GMP

Giấy phép vệ sinh ATTP  hay giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị phát sinh hoạt động chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm,…nhằm chứng minh đơn vị đó đáp ứng đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ công tác quản lý của nhà nước về thực phẩm

Căn cứ vào điều 11,12 nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép vệ sinh ATTP khi hoạt động trừ các trường hợp sau:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
  • Sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không có địa điểm cố định
  • Sơ chế nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
  • Kinh doanh thực phẩm dạng bao gói sẵn
  • Sản xuất kinh doanh các dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa dựng thực phẩm
  • Nhà hàng hoạt động trong khách sạn
  • Bếp ăn tập thể không có đăng kí ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Kinh doanh thức ăn đường phố
  • Cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt, hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm hoặc là chứng nhận tương đương còn hiệu lực

Tuy vậy, các cơ sở nêu trên cần phải tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo vệ sinh  ATTP tương ứng

Hồ sơ xin cấp giấy cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ nghị định 155/2018/NĐ-CP, các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin giấy cấp phép về VSATTP bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm có chữ ký và dấu của cơ sở
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
  • Bản thuyết minh về toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị , dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP theo quy định
  • Các tài liệu trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt

Tuỳ theo địa phương và lĩnh vực sản xuất, chế biến, cơ sở có thể sẽ phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác

Điều kiện để cơ sở được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, cơ sở còn phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo ATTP

Mỗi loại sản phẩm và loại hình sản xuất, kinh doanh sẽ có yêu cầu khác nhau, cụ thể:

  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Căn cứ điều 19 luật an toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
  • Cơ sở được xây dựng với diện tích phù hợp tại địa điểm thích hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với nguồn gây ô nhiễm, độc hại và các yếu tố khác
  • Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đạt quy chuẩn kỹ thuật, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
  • Có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết, phù hợp cho các công đoạn xử lý nguyên liệu, chế biến đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau
  • Duy trì các điều kiện về đảmbaor vệ sinh ATTP và lưu giữ các hồ sơ, tài liệu về xuất xứ, gnuoonf gốc của nguyên liệu, về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Tuân thủ quy định về điều kiện sức khoẻ, kiến thức, thực hahf của người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm
  • Bếp ăn được bố trí sao cho không gây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến, có dụng cụ đựng chuyên biệt cho 2 loại thực phẩm này
  • Có đầy đủ nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh thực phẩm
  • Nhà ăn cần đảm bảo thoáng mát, đầy đủ ảnh sáng, duy trì vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng, xử lý rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng, tắc nghẽn

Trình tự và thủ tục xin giấy cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trình tự thủ tục xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như sau:

  • Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin giấy cấp phép vệ sinh ATTP về cục an toàn thực phẩm
  • Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cục an toàn thực phẩm tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn thiện hồ sơ
  • Bước 3: Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cục sẽ có quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa cơ sở. Sau quá trình khảo sát, đối với sơ cở đủ điều kiện sẽ được cấp giấy phép vệ sinh ATTP
  • Bước 4: Trả giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở

Hiệu lực của giấy phép vệ sinh ATTP là 3 năm và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ cử người tiến hành kiểm tra thêm lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm sẽ bị thu hồi giấy phép đã được cấp

Trước thời hạn 6 tháng tính đến ngày giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải nộp đơn xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh. Hồ sơ và thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại điều 36 luật an toàn thực phẩm

Hy vọng với những thông tin mà AKME chia sẻ sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang quan tâm đến phòng sạch thực phẩm thì hãy liên hệ ngay đến hotline của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhé

Thông tin chi tiết về TƯ VẤN - THIẾT KẾ - THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Cơ điện Phòng sạch Anh Khang

Hotline: 1900 636 814

Email: info@akme.com.vn

Website: akme.com.vn

Add: Lô B7 Xuân Phương Garden, Đường Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.